Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông sẽ cố gắng giải quyết bất đồng thương mại với các quốc gia khác của Nhóm G7 tại Hội nghị thượng đỉnh lần này.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức vào ngày 9/6 tại Charlevoix, với sự tham dự của các nước G7 (Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Italy, Nhật Bản) và Liên minh châu Âu (EU). Các khách mời của hội nghị là Việt Nam, Argentina, Bangladesh, Haiti, Jamaica, Kenya, Nam Phi, Rwanda, Samoa, Senegal, Seychelles cùng một số tổ chức quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
15:45, 08/06/2018
04:43, 08/06/2018
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Trump sẽ rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm hơn dự kiến ban đầu bốn giờ. Do đó, ông Trump có thể sẽ bỏ lỡ các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu, năng lượng sạch.
Mặc dù vậy, ông Trump kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề bất đồng thường mại với các quốc gia thành viên khác của G7. “Tôi mong muốn sẽ giải quyết các thỏa thuận thương mại không công bằng với các quốc gia G7. Nếu điều đó không xảy ra, chúng tôi sẽ cứng rắn hơn nữa", ông Trump đăng dòng tweet vào sáng sớm ngày 8/6 trước khi rời Washington đến Quebec.
Có thể thấy, những đối đầu xoay quanh vấn đề thuế quan của Hoa Kỳ đối với thép, nhôm nhập khẩu vào quốc gia này có thể sẽ phá vỡ nội dung chính của Hội nghị thượng định G7, bất chấp Mỹ đang tìm kiếm sự đồng thuận từ các đồng minh về kinh tế và trong việc giải quyết căng thẳng với Trung Quốc.
Mặc dù Tổng thống Mỹ nói rằng thuế quan là cần thiết để bảo vệ ngành công nghiệp của Mỹ, nhưng Canada và Liên minh châu Âu (EU) đã lên án biện pháp này là bất hợp pháp và đã có một số động thái trả đũa.
Ông Trump cũng không cho thấy dấu hiệu nhượng bộ trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7 sau khi cáo buộc cả Pháp và Canada đã áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo với ông Trump rằng, sáu thành viên khác của G7 có thể thành lập nhóm riêng là G6.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Theresa May thận trọng hơn khi nói rằng bà muốn EU hạn chế các biện pháp trả đũa chống lại thuế quan của Mỹ.
Sau khi dự Hội nghị thượng đỉnh G7, ông Trump sẽ lên đường tới Singapore để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều vào ngày 12/6 tại Singapore.
Đánh giá về các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong thời gian qua, Tổng thống Pháp Macron nói rằng: “Chính sách nước Mỹ trên hết và có phần cứng rắn" của Tổng thống Mỹ sẽ không duy trì được lâu bởi không ai là tồn tại mãi mãi. Tổng thống Pháp còn nói, nếu Mỹ từ bỏ vai trò toàn cầu, 6 thành viên còn lại của G7 sẽ vẫn là một tổ chức vững mạnh.
Tuyên bố của ông Macron đã phần nào phản ánh căng thẳng liên quan đến thương mại đang đe dọa, phủ bóng đen lên Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra trong hai ngày 8- 9/6 này. Giới phân tích không loại trừ khả năng, hội nghị G7 cũng sẽ không đưa ra được tuyên bố chung như Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G7 diễn ra một tuần trước cũng tại Canada.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khai mạc tại tỉnh Quebec, Canada. Một bầu không khí căng thẳng đã bao trùm hội nghị ngay trước giờ khai mạc. Lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh lần này ở Canada với sự chia rẽ lớn hơn bao giờ hết trong lịch sử 42 năm của khối, khi chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đặt ra nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu và những vết rạn nứt ngoại giao khó hàn gắn - Reuters cho hay. Trong nỗ lực phục hồi sức mạnh của nền công nghiệp Mỹ, ông Trump đã áp thuế quan mạnh tay lên thép và nhôm nhập khẩu, bao gồm từ các đồng minh chủ chốt trong G7 là Canada, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU). Ông cũng cảnh báo sẽ dùng luật an ninh quốc gia để áp thuế quan lên xe hơi nhập khẩu. Ông đã rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran, đều là những thỏa thuận mà các nước G7 khác ủng hộ. |