Đối tác mới có giúp Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Senegal vào cuối tuần qua nhằm xây dựng các mối quan hệ thương mại với quốc gia này.
Ông Tập Cận Bình đã gặp gỡ với Tổng thống Senegal Macky Sall, cũng như Thủ tướng Senegal Mohammed Dionne. Sau các cuộc đàm phán song phương, Senegal đã ký kết thỏa thuận với Trung Quốc để trở thành quốc gia Tây Phi đầu tiên cam kết với Sáng kiến “Vành đai, Con đường” (OBOR) của Trung Quốc, một kế hoạch trị giá hàng tỷ USD để hồi sinh các kênh giao dịch trước đây với Trung Quốc.
Theo ông Ibrahima Diong, cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Trung Quốc của Senegal, vị trí của đất nước này đặc biệt quan trọng đối với Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
OBOR có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD
06:15, 25/06/2017
Ông Tập Cận Bình nói gì về giấc mơ Trung Quốc?
15:50, 10/11/2017
Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?
09:05, 06/03/2018
Dự án Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc có "đối thủ" mới
01:32, 20/02/2018
Trung Quốc lãi lớn từ "Một vành đai, Một con đường"?
09:03, 17/01/2018
"Trong điều kiện Mỹ đang tìm cách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc sang quốc gia này, các công ty Trung Quốc muốn xuất khẩu sang Mỹ, thì không thể tìm thấy nơi nào tốt hơn Senegal làm nơi trung chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang Mỹ", ông Ibrahima Diong nói với CNBC.
Chuyến thăm của ông Tập đến Senegal là điểm dừng chân đầu tiên trong một chuyến công du châu Phi của mình. Sau đó, ông Tập đã đến Rwanda và sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh khối BRICS ở Nam Phi, trước khi đến Mauritius.
Trong khi Senegal là quốc gia Tây Phi đầu tiên hợp tác với Trung Quốc trong Sáng kiến OBOR, thì các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc cũng đang "nở rộ" trong khu vực này. Tuần trước, một mạng lưới đường sắt đã được mở tại thủ đô Abuja của Nigeria, giúp giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng của đất nước này.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã bị cáo buộc cho các nước đối tác trong OBOR vay với các điều kiện mà họ sẽ không thể đáp ứng được.
Ông Diong chỉ ra rằng Senegal là một nơi thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh vì nền dân chủ ổn định. Đồng thời, Senegal cũng là một nước xuất khẩu dự trữ dầu mỏ và khí đốt, cho phép Trung Quốc thiết lập một quan hệ hợp tác trên phương diện khác.
"Quan hệ đối tác với Senegal sẽ cho phép Trung Quốc tạo dựng sự hiện diện của mình trong thế giới nói tiếng Pháp", ông Diong nói và cho biết thêm, người châu Phi đang rất thực dụng trong các quyết định kinh doanh của họ, và không còn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ thuộc địa.
Quan điểm đó được chia sẻ trong một bài xã luận được công bố trên một số tờ báo Nam Phi cuối tuần qua, trong đó ông Tập cho rằng Nam Phi và Trung Quốc đã thiết lập một tình bạn sâu sắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc.
Bài xã luận viết rằng: "Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nam Phi đã tăng hơn 80 lần và hiện tại đã vượt quá 10,2 tỷ USD".
Đối với ông Diong, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi là dấu hiệu của một sự thay đổi trật tự địa chính trị khi sự chú ý của giới truyền thông toàn cầu tập trung chủ yếu vào mối quan hệ Mỹ - Nga.
"Bên cạnh tiềm lực tài chính, Trung Quốc được nhiều người châu Phi nhìn nhận như một mô hình để khao khát hướng tới", ông Diong cho biết thêm.