Số phận “Vành đai và Con đường” sẽ ra sao?

HÀN DIỆU MY 23/08/2018 16:01

Việc ngày càng có nhiều quốc gia đã hủy bỏ hoặc lên tiếng sẽ hủy bỏ các dự án với Trung Quốc trong khuôn “Vành đai và Con đường” (BRI) đang khiến sáng kiến này của Trung Quốc đứng bên bờ vực đổ vỡ.

Ngày 21/8, tại buổi họp báo trước khi kết thúc chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày (17-21/8/2018), Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy bỏ các dự án xây dựng đường sắt cao tốc và hai đường ống dẫn năng lượng trị giá 22,3 tỷ USD với Trung Quốc. Các dự án này nằm trong khuôn khổ BRI mà người tiền nhiệm của ông đã ký kết với Trung Quốc.

p/Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad cho biết sẽ hủy bỏ các dự án xây dựng cơ bản trị giá 22,3 tỷ USD trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy các dự án xây dựng cơ bản trị giá 22,3 tỷ USD trong khuôn khổ “Vành đai và Con đường”.

Hàng loạt dự án bị hủy, hoặc chậm tiến độ

Trước đó, Chính phủ Malaysia đã cho ngừng 3 dự án đầu tư nói trên. Theo các báo Đông Nam Á, ông Mahathir Mohamad gọi đây là "các dự án không công bằng" cho Malaysia có nguy cơ đẩy nước này vào bẫy nợ của Trung Quốc. Ông Mahathir từng có cuộc họp báo công khai để nói về số tiền lãi suất của các dự án này cao hơn cả mức chính phủ đi vay nợ nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?

    Quốc gia nào mắc nợ Trung Quốc vì Một vành đai, Một con đường?

    09:05, 06/03/2018

  • Dự án Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc có

    Dự án Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc có "đối thủ" mới

    01:32, 20/02/2018

  • Trung Quốc lãi lớn từ

    Trung Quốc lãi lớn từ "Một vành đai, Một con đường"?

    09:03, 17/01/2018

  • OBOR có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD

    OBOR có thể tiêu tốn hàng nghìn tỷ USD

    06:15, 25/06/2017

  • Việt Nam cần làm gì khi tham gia OBOR?

    Việt Nam cần làm gì khi tham gia OBOR?

    16:00, 17/05/2017

Bộ Tài chính Malaysia cho biết, 3 dự án nói trên gồm dự án đường sắt Bờ biển phía Đông trị giá 20 tỷ USD và hai dự án đường ống dẫn khí đốt trị giá 2,3 tỷ USD. Cả ba dự án này đều dùng tiền vay của Trung Quốc và do các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc thực hiện.

Không chỉ Malaysia, mà nhiều quốc gia khác cũng đã và đang gặp phải những vướng mắc từ các dự án liên quan đến BRI. Tại Pakistan, Tanzania, Hungary, nhiều công trình liên quan đến sáng kiến này đã bị hủy bỏ trong thời gian gần đây, bởi vì rất nhiều nước lo ngại Trung Quốc muốn kiểm soát họ thông qua các dự án này.

Dự án đường sắt Jakarta - Bandung ở Indonesia do Trung Quốc đầu tư cũng bị đình trệ. Dự án này được Trung Quốc và Indonesia ký kết vào tháng 9/2015, nhưng đến nay vẫn chưa được khởi công.

Bên cạnh đó, các dự án đường sắt cao tốc của Trung Quốc ở Đông Nam Á cũng đã và đang chậm tiến độ, trong đó dự án đường sắt ở Thái Lan đến tháng 7 vừa qua mới khởi công. Dự án đường sắt Trung Quốc - Lào đã bắt đầu khởi công, nhưng đang có nhiều tranh cãi về khoản đầu tư lớn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thu lợi lớn hơn nhiều các nước Trung Á trong các dự án BRI nên đã gây lo ngại cho các nước Trung Á, khiến các dự án này cũng bị trục trặc. Trong đó, dự án đường sắt của Uzbekistan đã bị dừng lại...

Việc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng ở khu vực Trung Á cũng khiến Nga trở nên quan ngại, vì BRI có nguy cơ tác động tiêu cực đến Liên minh kinh tế Á - Âu do Nga khởi xướng. Vì vậy, Nga có thể sẽ tìm cách ngăn cản Trung Quốc mở rộng các dự án tại khu vực này.

Liệu BRI có bị đổ vỡ?

Các dự án ở Pakistan, Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, khu vực Trung Á... thường được vận hành theo mô hình nhận tiền cho vay từ các ngân hàng Trung Quốc. Bên thi công các dự án này chính là các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc, và họ thường đưa công nhân của mình sang để thực hiện dự án.

Trên thực tế, Trung Quốc thông qua triển khai chiến lược BRI để chuyển các sản phẩm dư thừa sang các nước khác nhằm đạt được mục đích gây ảnh hưởng cả về kinh tế và chính trị, tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc nhằm hình thành một liên minh chiến lược với các nước đối tác.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ, trong số 68 quốc gia tham gia “Vành đai và Con đường”, đã có 23 nước có nguy cơ  “mắc nợ” Trung Quốc, trong đó có 8 nước đã tăng rủi ro “nợ công”.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy BRI đã bị nhiều quốc gia có liên quan ngăn chặn. Thỏa thuận hợp tác BRI của Trung Quốc vừa khiến cho các quốc gia khác bị mắc nợ, vừa có thể khiến cho các khoản đầu tư Trung Quốc đối mặt với nguy cơ “mất trắng".

Ông Li Dan, thành viên của Betop Entertainment, Cty đang xây dựng rạp chiếu phim “cảm giác mạnh” ở bãi biển nổi tiếng Pattaya, cho biết đây là rạp chiếu phim đầu tiên của một công ty nước ngoài. "Dự án này phù hợp với sáng kiến BRI, nhưng cũng có những cạm bẫy khi nhận tài trợ từ BRI”, ông Li Dan nhấn mạnh.

Trong khi đó, cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ xảy ra quá bất ngờ, quá nhanh và quá mạnh khiến kinh tế Trung Quốc rơi vào vòng xoáy khó khăn, như đồng nhân dân tệ mất giá liên tục, hoạt động sản xuất trong nước trì trệ, hoạt động xuất khẩu bị tê liệt, dự trữ ngoại hối sụt giảm mạnh...

Với điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay, Trung Quốc không còn dư thừa tiền bạc để tiếp tục tài trợ cho các dự án lớn và cũng khó có thể chịu được rủi ro “mất trắng” những khoản đầu tư quá lớn từ sáng kiến BRI.

Bởi vậy, nếu chiến tranh thương mại Mỹ- Trung tiếp tục diễn biến phức tạp và kéo dài, cộng với việc các quốc gia phản đối, hủy bỏ các dự án đã ký kết với Trung Quốc, thì nguy cơ đổ vỡ sáng kiến BRI của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn.

HÀN DIỆU MY