Samsung chật vật giành thị phần smartphone toàn cầu

Việt Nga 31/08/2018 16:21

Mắc kẹt giữa Apple và các đối thủ Trung Quốc, gã điện thoại khổng lồ Hàn Quốc đang hướng tới những đổi mới đột phá về công nghệ để giành thị phần.

Năm 2007, Chủ tịch Samsung Lee Kun-hee quan sát thấy Hàn Quốc đang dần bị mắc kẹt giữa các quốc gia có công nghệ phát triển cao, nhưng chi phí sản phẩm thấp.

Phân chia thị phần smartphone toàn cầu

Theo Asian Nikkei Review, Samsung thực sự đang mắc kẹt trong “miếng bánh” điện thoại thông minh (smartphone). Ở phân khúc cao cấp, Samsung phải cạnh tranh với Apple và một bộ phận người tiêu dùng “trung thành” với IOS. Ở phân khúc trung bình, các thương hiệu Trung Quốc giá thành rẻ hơn đang nhanh chóng chiếm lĩnh toàn cầu, cũng như dần chiếm lĩnh thị phần của Samsung.

Nhà máy của Samsung tại Việt Nam

Nhà máy của Samsung tại Việt Nam

Theo các công ty nghiên cứu thị trường như International Data Corporation (IDC), Counterpoint Research, IHS Markit và Canalys, Huawei đã vượt mặt Apple, lên vị trí thứ hai toàn cầu về số lượng sản phẩm bán ra trong quý II/2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Samsung vướng rắc rối bảo mật trên dòng smartphone mới

    Samsung vướng rắc rối bảo mật trên dòng smartphone mới

    06:34, 04/07/2018

  • Masan, Samsung cam kết tiếp tục đồng hành cùng Thái Nguyên

    Masan, Samsung cam kết tiếp tục đồng hành cùng Thái Nguyên

    07:00, 02/07/2018

  • Khách hàng TPBank nhận được gì khi thanh toán “không chạm” với Samsung Pay?

    Khách hàng TPBank nhận được gì khi thanh toán “không chạm” với Samsung Pay?

    18:59, 06/08/2018

  • Bắc Ninh thu hồi 18.623 m2 đất từ Viglacera giao cho Samsung

    Bắc Ninh thu hồi 18.623 m2 đất từ Viglacera giao cho Samsung

    12:35, 24/07/2018

  • Samsung Việt Nam: Lợi nhuận

    Samsung Việt Nam: Lợi nhuận "khủng", nộp thuế "còi"

    06:30, 29/06/2018

Trong khi Samsung vẫn dẫn đầu lĩnh vực smarphone toàn cầu với 20% số lượng sản phẩm bán ra, thế nhưng sự hiện diện của ông lớn này đang mờ nhạt dần. Quý II vừa qua, Samsung chỉ dành được 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc, ít hơn rất nhiều mức hai con số mà thương hiệu này từng đạt được. 

Tại Ấn Độ - thị trường smartphone lớn thứ hai trên thế giới, Xiaomi sau khi điều chỉnh chiến lược giá đã vượt qua người dẫn đầu Samsung trong vòng sáu tháng qua.

Chưa dừng lại, các thương hiệu Trung Quốc như Huawei, Oppo, Vivo và Xiaomi đang cho thấy sự xâm nhập vào các thị trường khác tại châu Á và thậm chí còn chiếm dần thị phần của Samsung tại phương Tây. Vấn đề đối với Samsung hiện không chỉ là sự cạnh tranh về giá mà còn là cạnh tranh về đổi mới và chất lượng.

Cũng theo Asian Nikkei Review, Samsung đã đưa ra kế hoạch tung ra chiếc smartphone có thể gập lại trong hành trình kỷ niệm 10 năm ra mắt dòng Galaxy vào nửa đầu năm 2019, nhưng hiện cũng chưa có thông tin cụ thể về sản phẩm này.

Tương lai nào cho Samsung tại Việt Nam?

Tại Việt Nam, "miếng bánh" smartphone tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, khoảng 10%/năm và đã tăng gấp đôi từ năm 2014-2017 với 15 triệu smartphone đã được bán ra trong nước. Theo đó, Samsung đang nắm giữ gần một nửa thị trường smartphone với phân khúc cao cấp. Các thương hiệu nội địa chỉ có thể “bước chân” vào phân khúc bình dân.

Samsung chiếm gần một nửa thị phần smartphone tại Việt Nam. (Ảnh: Asian Nikkei Review)

Samsung chiếm gần một nửa thị phần smartphone tại Việt Nam. (Ảnh: Asian Nikkei Review)

Oppo gia nhập thị trường Việt Nam năm 2012 đã nhanh chóng vượt mặt Apple trở thành thương hiệu thứ hai kinh doanh smartphone tại Việt Nam chỉ sau 5 năm. Chưa kể đến Xiaomi, còn có một thương hiệu khác cũng đến từ Trung Quốc cũng đang vật lộn để mở rộng thị trường tại Việt Nam thông qua nhà phân phối Digiworld.

Tại Việt Nam, ngoài việc phải “để mắt” tới các thương hiệu điện thoại đến từ Trung Quốc, Samsung còn phải “đối phó” với các công ty điện tử nội địa.

Được biết, Asazo - hãng điện tử Việt Nam chuyên sản xuất TV sẽ chi 200 tỷ đồng để đẩy mạnh sản xuất smartphone. Công ty này từng bước chậm rãi lấn sân sang lĩnh vực smartphone với hai model vào năm 2017. Trong năm 2018, Asanzo lên kế hoạch ra mắt sản phẩm mới đều đặn mỗi quý.

Theo ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Asanzo, hãng đang xem xét cho ra mắt các smartphone có mức giá dưới 1 triệu đồng. Đây là phân khúc ít đối thủ cạnh tranh. Asazon đặt mục tiêu nâng doanh thu mảng smartphone lên mức 30%/ tổng doanh số của hãng trong năm 2020.

Ngoài Asanzo, Bkav với thương hiệu điện thoại Bphone cũng là cái tên đáng lưu tâm. Đây là công ty phần mềm bảo mật hàng đầu tại Việt Nam và cũng là doanh nghiệp đầu tiên sản xuất điện thoại "Made in Vietnam".

Tháng 6 vừa qua, Tập đoàn Vingroup thông báo họ đã lên kế hoạch đầu tư 131 triệu USD để thâm nhập thị trường di động trong nước. Một công ty con với tên gọi VinSmart sẽ được thành lập tại khu công nghiệp ở Hải Phòng. Ban đầu, Vingroup sẽ tập trung vào dòng điện thoại giá tốt tương tự cách hãng này áp dụng với lĩnh vực kinh doanh xe hơi. Sau đó Vingroup sẽ tiếp tục sản xuất các sản phẩm phân khúc cao cấp hơn.

Chưa hết, Vingroup cũng hợp tác với các nhà sản xuất linh kiện cuối (OEM) nhằm tối ưu nhất chi phí đầu vào và giảm trực tiếp trên giá bán.

Điện thoại thông minh giá rẻ là cách tiếp cận thị trường Việt Nam khá thích hợp. Bởi những người có thu nhập thấp thường có xu hướng mua điện thoại di động cơ bản chỉ để giữ liên lạc. Theo Nikkei, tương lai của điện thoại thông minh tại thị trường Việt Nam sẽ phụ thuộc vào việc các nhà sản xuất lựa chọn giá bán ra như thế nào. Bên cạnh đó là các tính năng hấp dẫn, các chiến dịch thu hút người tiêu dùng thông qua mạng xã hội và chiến lược tiếp thị của các công ty.

Việt Nga