Chứng khoán toàn cầu liên tục chìm trong “biển lửa” vì đâu?
Trump dự kiến áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bế tắc trong đàm phán NAFTA giữa Mỹ-Canada, bất ổn ở các thị trường mới nổi... đang khiến chứng khoán toàn cầu liên tục “đỏ lửa”.
Trong phiên giao dịch hôm qua, chỉ số Nasdaq Composite đã có phiên giảm mạnh nhất kể từ 15/8 khi giảm 1,2% xuống tới 7.995,17 điểm; chỉ số S&P500 giảm 0,3% đóng cửa ở mức 2.888,6 điểm; chỉ số Dow Jones cũng sụt giảm liên tiếp trong những phiên giao dịch vừa qua, hiện ở mức 25.974,99 điểm.
Có thể bạn quan tâm
Chứng khoán toàn cầu “hoảng loạn” vì thuế quan của Trump
13:13, 06/07/2018
Thị trường chứng khoán toàn cầu sẽ ảm đạm trong năm 2018?
06:02, 26/11/2017
Dự định áp 200 tỷ USD thuế mới lên Trung Quốc, Trump muốn... nâng tầm chiến tranh thương mại?
07:15, 01/09/2018
Chiến tranh thương mại đang "gặm nhấm" doanh nghiệp toàn cầu
04:30, 30/08/2018
Trump sử dụng chiến tranh thương mại để củng cố quyền lực?
11:49, 27/08/2018
Đàm phán NAFTA sẽ bị trì hoãn đến khi nào?
04:50, 02/07/2018
Những bất đồng xoay quanh NAFTA
08:54, 26/10/2017
Đàm phán NAFTA dự kiến sẽ phải kéo dài thêm khi thời gian đang cạn dần
09:40, 17/10/2017
NAFTA đối mặt với nguy cơ tan rã
13:59, 01/05/2017
Mỹ đàm phán lại Hiệp định NAFTA
08:46, 29/04/2017
Sau một số phiên giao dịch ảm đạm, đến phiên giao dịch hôm nay các chỉ số chứng khoán châu Á tiếp tục lao dốc mạnh. Trong đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,41% đóng cửa ở mức 22.487,94 điểm do cổ phiếu của Tập đoàn Hokkaido Electric Power giảm tới 6,43% sau động đất 6,7 độ Richter ở trên đảo Hokkaido, Nhật Bản và cơn bão Jebi.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 0,18% đóng cửa ở mức 2.287,61 điểm một phần do một số tập đoàn lớn như SK Hynix... bị thua lỗ lớn.
Trong khi đó, chỉ số ASX 200 của Australia giảm 1,12% đóng cửa ở mức 6.160,4 điểm; chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng giảm 1,31% xuống mức 26.963 điểm; chỉ số Shanghai composite giảm 0,47% xuống mức 2.691,59 điểm; chỉ số Shenzhen composite giảm 0,7% xuống mức 1.431,86 điểm...
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index cũng giảm liên tục trong những phiên giao dịch vừa qua, hôm nay cũng giảm 1,06% đóng cửa ở mức 958,19 điểm.
Ngoài những nguyên nhân nội tại của các thị trường có liên quan, thì việc chính quyền Trump dự định áp thuế 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sau ngày 6/9 cũng là nguyên nhân chính tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư toàn cầu. Sở dĩ như vậy là do khi Trump càng gây sức ép thuế quan đối với Trung Quốc, thì vai trò trú ẩn an toàn của USD sẽ càng tăng mạnh. Điều này sẽ khiến các nhà đầu tư tiếp tục đẩy mạnh rút vốn khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, nhất là khi các nền kinh tế mới nổi, như Argentine, Thổ Nhĩ Kỳ,... đang rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng. Theo đó, phần lớn các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đã sụt giảm mạnh so với USD trong những phiên giao dịch vừa qua.
Ngoài ra, những bế tắc trong đàm phán thương mại giữa Mỹ và Canada trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) cũng khiến các nhà đầu tư tài chính toàn cầu lo ngại cuộc chiến tranh thương mại không chỉ giới hạn giữa Mỹ và Trung Quốc, mà sẽ lan sang cả Canada, kể cả Liên minh Châu Âu (EU) khi mới đây Trump đã từ chối miễn thuế cho xe ô tô nhập khẩu từ EU.
Hiện tại, Canada đang muốn Mỹ loại bỏ quốc gia này ra khỏi danh sách những quốc gia chịu thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm, cũng như muốn Mỹ không áp thuế quan đối với ôtô nhập khẩu từ Canada. Ngoài ra, Canada muốn cũng tiếp tục áp dụng các chính sách bảo hộ ngành sữa và duy trì hoạt động xuất khẩu gỗ xẻ sang Mỹ đang chịu thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, chính quyền Trump không chấp thuận điều này, bởi nó sẽ làm tăng thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada. Riêng tháng 7/2018, thâm hụt thương mại của Mỹ với Canada đã tăng lên 3,1 tỷ USD.
Trước đó, Tổng thống Trump từng đe dọa sẽ tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại song phương với Mexico, điều này đồng nghĩa với việc có thể sẽ hủy bỏ NAFTA trị giá 1.200 tỷ USD mà Mỹ đã ký kết với Mexico và Canada.