Kinh tế Nhật và nỗi ám ảnh về “thế hệ mất mát”

Việt Nga 03/10/2018 11:01

Một nhóm dân số Nhật đang phải chịu cuộc sống khó khăn hơn, ước tính trung bình khoảng 17 triệu người Nhật, tương đương khoảng 15% thuộc về nhóm người này.

Có một thế hệ thanh niên Nhật Bản được người ta gọi bằng cái tên "lost generation" (thế hệ mất mát) hay "những người trẻ vô hình".

Nỗi ám ảnh mang tên “thế hệ mất mát”

Cậu sinh viên Hiroki sẽ tốt nghiệp Đại học vào tháng tới và muốn tìm việc ngay. Cậu loay hoay gửi hồ sơ đến rất nhiều nơi, từ các tập đoàn truyền thông lớn, đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhưng vẫn chưa nhận được lời mời phỏng vấn nào.

những người tốt nghiệp đại học cuối thập niên 1980 và đầu 1990 khi kinh tế Nhật đang tăng trưởng tốt. Trong thời gian này, không khó để tìm được một công việc tại các tập đoàn lớn.

Ước tính trung bình khoảng 17 triệu người Nhật, tương đương khoảng 15% thuộc về “thế hệ mất mát" (Ảnh minh họa: Luis Mendo/Asian Nikkei Review)

Ngày càng nhiều sinh viên như Hiroki cố gắng vươn lên để tránh rơi vào nhóm người mà các chuyên gia gọi là “Thế hệ mất mát”. Đó là thuật ngữ ám chỉ những thanh niên Nhật Bản phải kiếm sống bằng những công việc bấp bênh với mức lương bèo bọt.

Có thể bạn quan tâm

  • Giá đất Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 27 năm trầm lắng

    Giá đất Nhật Bản tăng lần đầu tiên sau 27 năm trầm lắng

    07:00, 22/09/2018

  • Nhật Bản sẽ tiếp tục được định hình ra sao dưới “đế chế” Shinzo Abe?

    Nhật Bản sẽ tiếp tục được định hình ra sao dưới “đế chế” Shinzo Abe?

    16:25, 21/09/2018

  • Nhật Bản: Xu hướng chuyển dần các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tới Việt Nam

    Nhật Bản: Xu hướng chuyển dần các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) tới Việt Nam

    07:00, 21/09/2018

  • Chính sách Abenomics “gỡ điểm” cho Thủ tướng Shinzo Abe

    Chính sách Abenomics “gỡ điểm” cho Thủ tướng Shinzo Abe

    08:17, 27/10/2017

Nhật Bản từng có một “thế hệ mất mát” khi giới trẻ phải bám lấy những công việc không ổn định như cộng tác viên bán thời gian, công nhân hợp đồng hay nhân viên tạm thời. Họ không thể tìm được một việc làm ổn định sau khi tốt nghiệp trung học hay cao đẳng, thậm chí Đại học. 

Nhà phân tích Akane Okutso và Akihide Anzai của Asian Nikkei Review chỉ ra rằng, khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tái đắc cử vị trí Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) vào tháng trước, ông đưa ra một cam kết không khác trước bao nhiêu. Thủ tướng Shinzo Abe cũng như Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đang rất cố gắng đưa mức lạm phát của Nhật Bản lên mức mục tiêu 2% của BOJ. Thế nhưng, những rủi ro mới, như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày một leo thang, sẽ khiến nền kinh tế Nhật trở nên gian nan hơn bao giờ hết.

Giới chuyên gia cho rằng, nếu Thủ tướng Abe thất bại trong cuộc chiến này, chỉ có thể khẳng định rằng số phận của nước Nhật đã được định đoạt từ rất lâu trước khi ông Abe trở thành Thủ tướng, đó là từ khi nước Nhật mất đi hẳn một thế hệ người lao động lẽ ra phải giữ vị trí chủ đạo trong kinh tế Nhật hiện nay.

Áp lực tăng trưởng kinh tế

Người ta chưa thể quên được thế hệ người lao động lao động Nhật Bản từ hơn một thập kỷ trước, cụ thể hơn là những người tốt nghiệp đại học cuối thập niên 1980 và đầu 1990 khi kinh tế Nhật đang tăng trưởng tốt. Trong thời gian này, không khó để tìm được một công việc tại các tập đoàn lớn.

Khi Nhật chìm sâu hơn vào cuộc khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1990, các doanh nghiệp hạn chế tuyển dụng người lao động để đảm bảo việc làm cho những người làm từ trước đó. Và kể cả khi những lao động trẻ tìm được một công việc tại các doanh nghiệp này, thì họ cũng thừa hiểu rằng con đường thăng tiến của họ còn quá xa vời.

Thông thường, khi người lao động không thấy có cơ hội thăng tiến, họ thường đi tìm việc làm khác với mức lương tốt hơn. Thế nhưng điều này không hề dễ trong bối cảnh hiện nay của kinh tế Nhật.

Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật, tỷ lệ lao động làm quản lý độ tuổi 40 đang giảm. Trong nhóm người lao động nam độ tuổi từ 40 đến 44, chỉ có 8,4% vươn lên được vị trí quản lý, tỷ lệ này thấp hơn 3,6% so với năm 2007. Còn xét theo mức lương, người lao động trong độ tuổi từ 40 đến 44 kiếm được trung bình 327 nghìn JPY, tương đương 2.905USD/tháng trong năm 2017, thấp hơn 6,8% so với mức lương của người lao động cùng nhóm tuổi trước đó 10 năm.

Một nhóm dân số Nhật đang phải chịu cuộc sống khó khăn hơn các nhóm dân số khác. Ước tính trung bình khoảng 17 triệu người Nhật, tương đương khoảng 15% thuộc về “thế hệ mất mát” này, họ chịu nhiều áp lực phải tiết kiệm hơn nữa. Chính nhóm dân số này đã tạo ra nhiều áp lực lên tăng trưởng kinh tế Nhật.

Việt Nga