Cho đến nay chưa một nhà lãnh đạo Nhật nào cầm quyền đất nước lâu như ông Shinzo Abe ngoại trừ Mạc phủ Tokugawa Ieyoshi giữa thế kỷ 19.
Một chiến thắng vững vàng trong đảng Dân chủ Tự do Nhật (LDP) ngày 20/9 đã giúp dọn đường gần như chắc chắn cho ông Shinzo Abe tiếp tục giữ cương vị Thủ tướng Nhật cho đến tháng 9/2021. Thủ tướng Shinzo Abe không giấu mong muốn rằng nhiệm kỳ này sẽ dành để thực hiện tham vọng thay đổi hiến pháp.
Những thành công trên cương vị Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (LDP) và Thủ tướng Nhật Bản thời gian qua như phục hồi kinh tế Nhật Bản, cải thiện việc làm, tăng cường các mối quan hệ đối ngoại... là yếu tố đem lại chiến thắng thuyết phục của ông Shinzo Abe trong cuộc bầu cử lần này của Đảng LDP.
Có thể bạn quan tâm
20:19, 01/11/2017
08:17, 27/10/2017
13:56, 11/02/2017
Những dấu ấn mang tên Shinzo Abe
Chính sách kinh tế tâm điểm của nhiệm kỳ ông Abe, Abenomics vốn được hứa hẹn sẽ đưa Nhật Bản khỏi giai đoạn giảm phát đã kéo dài hàng thập kỷ qua. Để đạt được mục tiêu, chính phủ của ông đã chi tiêu mạnh tay và sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, xuất phát từ các tập đoàn lớn. Họ hy vọng các khoản đầu tư từ công ty lớn sẽ kích thích lại nền kinh tế, thúc đẩy xuống các công ty nhỏ hơn và vực dậy vùng nông thôn Nhật Bản.
Theo Nikkei Asian Review, trong 6 năm của Abeconomics, kinh tế Nhật Bản đã có giai đoạn tăng trưởng dài nhất kể từ thập niên 1980, lợi nhuận của các tập đoàn gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp chỉ 2,5% và mức lương của người lao động, sau khi điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát, cũng tiến lên.
Theo nhà báo Tadaoki Nogami của Nikkei Asian Review, Abe muốn ghi tên ông ấy vào lịch sử bằng việc làm được điều to lớn như ông ngoại ông ấy. Và một trong những thành tựu của ông Abe trong nhiệm kỳ thứ hai là việc sửa đổi luật để Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể tham chiến ở nước ngoài, nhưng chừng đó chưa bao giờ là chưa đủ với Thủ tướng Abe.
Khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Thủ tướng Abe cho biết: "Trong thế hệ của chúng ta, chúng ta phải thiết lập một vai trò hợp hiến cho Lực lượng Phòng vệ, để không còn bất kỳ chỗ trống nào cho việc tranh luận rằng họ có đứng ngoài hiến pháp hay không".
Thủ tướng Abe hy vọng thời gian sẽ làm phai đi ký ức về Thế chiến thứ hai, và những mối đe dọa của thế kỷ 21 sẽ làm vang vọng lại những lời ông ngoại của ông đã nói nửa thế kỷ trước, rằng "quốc phòng và an ninh quốc gia là cực kỳ quan trọng để một quốc gia có chủ quyền có thể bảo vệ nền độc lập của mình".
Tương lai của đất nước mặt trời mọc sẽ ra sao?
Theo Thủ tướng Abe, ông sẽ sử dụng 3 năm tiếp theo để điều chỉnh chính sách ngoại giao thời kỳ Hậu Chiến tranh Thế giới thứ II. Trong những điều kiện bất ổn như thế, công chúng luôn muốn có một nhà lãnh đạo giỏi và nắm quyền trong thời gian lâu dài.
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Nhật, ông Akitaka Saiki, tuyên bố: Thế giới đã bước vào một giai đoạn mới. Và chính quyền của Thủ tướng Abe sẽ phải đối mặt với các vấn đề như chiến tranh thương mại, chủ nghĩa dân túy, hay sự thống trị của “những kẻ mạnh.
Trung Quốc và Nga đang ngày một mạnh lên. Trong khi đó, nước Mỹ đang ngày một tập trung vào mục tiêu “Nước Mỹ là số 1” dưới thời Tổng thống Donald Trump. Khi vị thế và các liên minh đang thay đổi, Thủ tướng Abe sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các chính sách ngoại giao của mình.
Sức mạnh kinh tế giúp củng cố cho ảnh hưởng ngoại giao, toàn cầu hóa và số hóa giúp cho nền kinh tế phát triển nhưng theo một cách không hề giống với mô hình phát triển của thế kỷ 20 khi mà nền kinh tế phát triển dựa vào các tổ chức tài chính và ngành sản xuất.
Thủ tướng Nhật có thể tại vị được lâu như vậy bởi ông luôn theo đuổi đường lối tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp, cùng với đó ông có Bộ trưởng Nội các tài năng, ông Yoshihide Suga.
Thủ tướng Abe khuyến khích đầu tư từ nước ngoài, khi dân số Nhật giảm và kinh tế Nhật tăng trưởng cần lượng lớn lao động, ông nhận thêm nhiều lao động nước ngoài. Cuộc cách mạng thầm lặng này có thể coi như đợt mở cửa đất nước lần thứ 2, cũng giống như những con tàu của phương Tây đã buộc nước Nhật phải mở cửa cách đây 160 năm.
Sau khi mở cửa với thế giới, Nhật đã trở thành một siêu cường kinh tế trong thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới và hưởng lợi rất nhiều từ hệ thống thương mại toàn cầu. Sự thịnh vượng của nước Nhật đã gắn liền với thương mại tự do từ thời đại Meiji cách đây 150 năm.
Hệ thống đó giờ đây đang đối diện với khủng hoảng. Thủ tướng Abe, trong cương vị người đứng đầu đảng cầm quyền, giờ đang chịu trách nhiệm đưa kinh tế Nhật tăng trưởng ổn định và củng cố cho chính sách ngoại giao của nước Nhật.