Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?

Trương KhắcTrà 05/10/2018 04:37

Rất khó để đoán định quỹ đạo chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu. Nhưng một cuộc chiến vũ trang, nếu nổ ra chắc chắn sẽ khiến nhiều bên bị tổn hại.

Sẽ không có chuyện gì để bàn nếu như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể “hạ nhiệt” bằng biện pháp hòa bình. Song, lo ngại lớn nhất ở đây lại là những rủi ro kéo nhân loại vào chiến tranh thế giới thứ ba, nếu hai bên không kiểm soát được tình hình.

Nếu thế chiến thứ I được đặc trưng bởi các loại vũ khí mới trình làng như súng máy, xe tăng, đại bác và tàu ngầm thế hệ đầu tiên, thì thế chiến thứ II đã “thay máu” hoàn toàn công nghệ vũ khí, xuất hiện tàu sân bay, chiến đấu cơ, pháo phản lực, bom nguyên tử.

Nếu chiến thứ 3 bùng nổ, không loại trừ khả năng hai bên dùng vũ khí “nóng” đó là hạt nhân quy mô lớn! Theo nhiều nguồn tin Mỹ đang là quốc gia có số lượng đầu đạn hạt nhân nhiều thứ 2 thế giới, khoảng 32.040 đơn vị. Xếp sau đó 2 bậc chính là Trung Quốc, ước tính khoảng 250 đơn vị.

Diễn tiến tiếp theo của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết

Diễn tiến tiếp theo của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trở nên khó đoán định hơn bao giờ hết

Đó là kịch bản tồi tệ nhất, và cũng chính là phương án sau cùng, ít khả năng xảy ra. Vì chiến tranh thương mại tuy căng thẳng nhưng “dư địa” phát triển còn khá nhiều, hai bên vẫn có thể đáp trả nhau bằng những đòn đánh lẻ tẻ vào các lĩnh vực ngoài thương mại.

Có thể bạn quan tâm

  • Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    11:06, 04/10/2018

  • Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại

    Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại

    14:30, 03/10/2018

  • Sản xuất của Trung Quốc

    Sản xuất của Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến tranh thương mại

    04:30, 01/10/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    06:00, 28/09/2018

Washington đã tìm ra một vài phương án chống thiệt hại thương mại như sửa đổi thành công Hiệp định NAFTA thành USMCA, trong đó nghi vấn có cam kết “ngừng chơi” với Bắc Kinh. Trước đó ông Trump đã rút khỏi cam kết hạt nhân với Iran để đánh chặn nguồn cung dầu mỏ đến Trung Quốc.

Ngược lại, Trung Quốc đã nâng cấp Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Singgapore, đồng thời có xu hướng bắt tay với Nga tạo thành liên minh chống Mỹ.

Trên lý thuyết, Trung Quốc đang ở thế “cửa dưới” trong chiến tranh thương mại, vì là nước xuất khẩu nhiều hơn, vì vậy Bắc Kinh có lẽ là bên sốt sắng hơn về các biện pháp trả đũa bằng xung đột vũ trang để bù đắp. 

Tương lai gần nhất là những xung đột mang tính thời điểm vào những mục tiêu sách lược. “Địa bàn” xung đột sẽ được chuyển ra ngoài lãnh thổ hai bên. Đây là xu hướng cổ điển, nhưng chưa bao giờ cũ.

Hiện tại, Biển Đông là nơi có nguy cơ nhiều nhất phải hứng chịu mâu thuẫn Mỹ - Trung. Vùng biển này có đầy đủ lý do để xung đột. Bắc Kinh đang bồi đắp nhanh chóng các đảo nhân tạo, tương lai là nơi đồn trú lực lượng vũ trang.

Từ năm 2016 đến nay có ít nhất 2 lần tàu chiến Mỹ và Trung Quốc chạm mặt nhau trên Biển Đông. Lần gần đây nhất là hôm 2/10, xuất hiện bức ảnh được chụp bởi Business Insider ghi lại cảnh tàu USS Decatur của Mỹ và tàu Lanzhou của Trung Quốc ở rất sát nhau.

Mỹ cũng thường xuyên duy trì tập trận với các nước đồng minh ở các vùng biển Đông Á. Cách đây hơn một tháng, tàu chiến Mỹ đã tập trận với hải quân Nhật Bản trong khi Tokyo và Bắc Kinh rơi vào căng thẳng ngoại giao.

Địa bàn tiếp theo đang rệu rã vì xung đột giữa các cường quốc chính là Trung Đông, thế giới Ả Rập triền miên trong bom đạn vì tranh giành lợi ích kinh tế và thể hiện vị thế. Iran chính là ví dụ điển hình của xung đột Mỹ - Trung, còn Syria lại là màn so tài Nga - Mỹ.

Vì thế, ngoài hai nước chủ chiến thương mại phải chịu thiệt hại, thì các nước “thứ ba” cũng ghánh chịu hậu họa nếu không may trở thành địa bàn thi triển sức mạnh của các siêu cường với tư cách là các địa bàn giải quyết mâu thuẫn.

Có thể nói, viễn cảnh xung đột Mỹ-Trung thể hiện ý đồ thay đổi cán cân quyền lực. Rất khó để đoán định quỹ đạo chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu. Nhưng một cuộc chiến vũ trang  - nếu nổ ra chắc chắn sẽ khiến nhiều bên bị tổn hại.

Cuối cùng, Mỹ và Trung Quốc không được lợi gì khi phát động chiến tranh. “Chiến tranh Mỹ-Trung hoàn toàn có thể tránh được”, ông Graham Allison, Giám đốc Trung tâm Khoa học và các Vấn đề Quốc tế Belfer thuộc trường Havard Kenedy nhận định.

Trương KhắcTrà