Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

Diendandoanhnghiep.vn Trên danh nghĩa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chỉ là giải quyết mâu thuẫn kinh tế, nhưng đằng sau đó là cuộc cạnh tranh chiến lược không thể phân thắng bại bằng kinh tế!

Theo quan sát, rất nhiều cuộc xung đột vũ trang bắt đầu từ những lý do nhạt thếch, đó đều là những thống kê rất…đáng sợ! Chỉ tính riêng trong 50 năm cuối của thế kỷ XX, đã xảy ra 260 cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột vũ trang.

Bằng rất nhiều nguyên nhân, như bất hòa sắc tộc, tôn giáo; tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên; nghèo đói lạc hậu; kể cả tàn dư của sự phát triển hoặc “giật dây” của các nước lớn cũng có thể phả ra mùi súng đạn.

Mặc dù thế giới hiện nay cơ bản đa phương, loài người ngày một văn minh có nhiều biện pháp để ngăn chặn chiến tranh đẫm máu. Song, bản thân chiến tranh luôn là nơi “xả” mâu thuẫn hữu hiệu nhất.

Thực tế chứng minh, cứ sau mỗi cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn, thế giới lại tiến thêm một bước, đạt thêm nhiều thỏa thuận, cam kết về gìn giữ hòa bình và nâng giá trị nhân văn lên tầm cao mới. Trong đó, dĩ nhiên có cả sự tiến bộ về kinh tế, chính trị.

Một nghi vấn bao trùm hiện nay, liệu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ châm ngòi cho một đợt xung đột vũ trang quy mô lớn? Nếu có, chiến tranh sẽ bằng phương tiện gì? Nếu không, các nước lớn tìm lý do gì để ngồi vào bàn đàm phán?

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đưa căng thẳng ra ngoài lý do thương mại!

Mỹ và Trung Quốc bắt đầu đưa căng thẳng ra ngoài phạm vi thương mại!

Tất cả đều là những câu hỏi hóc búa! Nhưng nếu Mỹ - Trung xảy ra chiến tranh thì đây là cuộc chiến “đặc biệt”:  Lãnh thổ địa lý không gần nhau, lại là những nước có khả năng “bảo ban” thế giới - những “anh cả” trên bàn cờ chắc chắn không bị “mượn đò sang sông” (!?).

Nguy cơ là có thật. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, ông James Mattis đã hủy đàm phán an ninh với Bắc Kinh; giới thạo tin còn cho hay, hồi đầu năm nay cố vấn cấp cao về chính sách nhập cư của ông Trump là Stephen Miller từng thúc đẩy Nhà trắng tiến tới ngưng cấp visa cho du học sinh Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng tỏ thái độ trên Biển Đông, còn Mỹ đang muốn có mặt ở đây để bảo đảm an toàn cho đường hàng hải quan trọng nhất thế giới - nơi mà lượng lưu thông hàng hóa của Mỹ chiếm phần lớn.

Đã có một vài động thái gia tăng căng thẳng, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vậy, phần chìm ở đây là gì?

Cụm từ  “bẫy Thucydides” được GS. Graham Allison (ngành quản trị chính quyền ở Đại học Havard) đặt ra để diễn tả những mối nguy hiểm trong thời kỳ mà một cường quốc lâu năm bị thách thức bởi một quyền lực mới đang lên khi ông nghiên cứu về cuộc chiến tranh nổi tiếng giữa Sparta và Athens vào thế kỷ V trước công nguyên.

Allison đã tính toán rằng, trong 16 trường hợp như vậy thì có 12 trường hợp đối đầu kết thúc bằng một cuộc xung đột công khai. Kết cục quan hệ Mỹ - Trung sẽ dẫn vào lối nào?

Nhìn lại lịch sử, thế chiến thứ nhất và thứ hai nổ ra đều nhằm mục đích chia lại thị trường thế giới cho những cường quốc mới nổi, đó là những thách thức vị thế mà các nước “đến sau” giành cho những thế lực đang bá chủ.

Cụ thể hơn, năm 1939 Đức và Nhật “phát xít hóa” bộ máy để thách thức sự thống trị của Anh và Mỹ ở Thái Bình Dương. Kết quả là cuộc chiến khốc liệt mãi đến năm 1945 mới kết thúc, sau đó phân cực thế giới tiếp tục “Chiến tranh lạnh”.

Trở lại với Mỹ và Trung Quốc hiện nay, nếu xảy ra xung đột vũ trang đó cũng là điều tất yếu. Suy cho cùng, chiến tranh thương mại, căng thẳng ngoại giao chỉ là những biểu hiện ban đầu của cuộc cạnh tranh chiến lược giành lợi thế về địa chính trị.

Như đã phân tích, chỉ có chiến tranh vũ trang mới giải quyết hết mâu thuẫn hiện tại, hay nói cách khác, biện pháp thương lượng bằng đàm phán chỉ có tác dụng ở một thời điểm nhất định.

Còn về lâu dài - như đã nói - là cuộc cạnh tranh chiến lược giành và giữ vị trí số một. Bởi vậy, nếu đưa chiến tranh thương mại vào quỹ đạo dài hạn sẽ khó giải quyết được mâu thuẫn sâu xa.

Tranh chấp thương mại không có gì mới, đó là điều các nước thường tiến hành một khi gặp phải các vấn đề về thuế quan hoặc thâm thụt thương mại với đối tác. Nhưng tranh chấp thương mại giữa các cường quốc với nhau lại là chuyện khác.

Mấy năm trở lại đây, quan hệ Trung - Mỹ có nhiều thay đổi. Trump khởi động chiến lược “nước Mỹ trên hết”, còn ông Tập có kế hoạch “Made in China 2025” và "Vành đai và Con đường". Các chính sách này của Mỹ và Trung Quốc đã “nhìn thấy nhau” ở Trung Đông và trên Biển Đông.

Không những Mỹ và Trung Quốc, mà bất kỳ một quốc gia nào trỗi dậy trở thành thế lực toàn cầu cũng không thể tránh khỏi xung đột quân sự với những nước khác.

Kỳ II: “Bãi đáp” của chiến tranh thương mại

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711664881 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711664881 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10