Nước nhỏ ở đâu trên “bàn cờ thế giới”? Kỳ cuối: Những bài học kinh nghiệm

Diendandoanhnghiep.vn Thoát nghèo để trở nên thịnh vượng là điểm giao cắt của những chuỗi vấn đề được định hướng đúng đắn, nhưng luôn bắt đầu từ chiến lược xây dựng và phát triển chất lượng con người.

Cuốn sách “Bí quyết hóa rồng” của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Nếu muốn tìm một mô hình nào đó thì Singgapore là không thể bỏ qua.

Singgapore là một quốc gia nhỏ theo đúng nghĩa đen, diện tích tự nhiên vỏn vẹn 719km2, tính đến nay dân số khoảng 5,5 triệu người. Nhưng hiện nay, họ không hề nhỏ về thương hiệu và tầm ảnh hưởng đến thế giới!

Bốn thập kỷ trước đảo quốc Sư tử mắc kẹt giữa hai gọng kìm của người Malaysia và dưới sự bảo hộ của Anh quốc. Singgapore thoạt đầu không có quân đội, bạo loạn liên tục mãi đến những năm 70 tình hình mới được kiểm soát.

Về kinh tế, Singgapore chỉ là một trạm trung chuyển hàng hóa của Anh trên biển Thái Bình Dương, thiếu nước ngọt, không có dầu mỏ - đúng hơn đó chỉ là một làng chài nhỏ bé, sẽ không có cái tên Singgapore như ngày nay nếu đất nước này không có “bí quyết hóa rồng”.

Bí quyết hóa rộng của Singapore là bài học quý giá

"Bí quyết hóa rồng" của Singapore là bài học quý giá

Tóm lại, qua cuốn sách này, bạn sẽ biết Singapore đã trở thành trung tâm châu Á bên cạnh Hong Kong và Tokyo như thế nào. Vì sao đất nước nhỏ bé ấy lại nhẹ nhàng vượt qua được cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973, khủng hoảng tài chính 1987 và 1997.

Nhờ những chính sách đặc biệt từ thời lập quốc, đảo quốc này hầu như sạch bóng tham nhũng, “chính quyền một cấp - chỉ có Trung ương” đã giúp nội bộ giảm được tối đa biên chế nhà nước, không phải vướng vào tình trạng bội chi cho hoạt động như một số quốc gia trong khu vực.

Trọng dụng và sử dụng hiệu quả nhân tài như là một đặc điểm ở các nước đã bứt phá trong đó có Singgapore. Nhìn chung, chính sách thu hút của họ hiện khá tương đồng với nước ta đang áp dụng - cấp học bổng đến những lò đào tạo hàng đầu thế giới.

Nhưng điểm khác biệt lớn nhất là sau khi trở về. Những người du học bằng học bổng trở về bắt buộc phải gia nhập lực lượng công chức cấp cao, nơi họ được thử thách, đào tạo và trang bị để trở thành những lãnh đạo hàng đầu trong hệ thống cơ quan công quyền.

Năm 1998, khi nhiều quốc gia khu vực loay hoay hội nhập thì Singgapore thành lập hẳn một ủy ban “Tuyển dụng tài năng”. Đương nhiên, khác hoàn toàn với việc nở rộ các cuộc thi kìm kiếm tài năng trên truyền hình ở nước ta!

Biểu tượng tri thức của nước này là trường Đại học Quốc gia Singgapore, luôn nằm trong tốp đầu thế giới, trở thành một trong những trung tâm học thuật của thế giới đương đại. Dĩ nhiên, đó là căn nguyên để một quốc gia có thể bứt ra khỏi “vùng trũng”.

Nếu Singgapore thành công bằng nền kinh tế dịch vụ thương mại, tài chính thì Hàn Quốc và Nhật Bản là nơi tập trung ý tưởng khởi nghiệp thượng thặng. Quá trình không dài nhưng điều đặc biệt là hai quốc gia Đông á có đội ngũ “doanh nhân dân tộc” thực thụ.

Một điều đặc biệt dẫn đến thành công của các doanh nghiệp nước này là họ biết đón đầu xu thế, cụ thể là trào lưu xây dựng và phát triển doanh nghiệp công nghệ cao, ở đây là công nghệ bán dẫn, điện tử xe hơi.

Vì sao nói đón đầu? Thị trường điện tử và công nghệ bán dẫn, xe hơi những năm 50 - 60 và 70 chủ yếu là cuộc chơi của Mỹ, Liên Xô, và một số nước Châu Âu như Đức, Tiệp Khắc chưa đủ sức lan đến Châu Á - thị trường trở nên tiềm năng vào cuối thế kỷ 20 cho đến nay.

Các doanh nghiệp Hàn - Nhật lớn rất nhanh trở thành đối thủ đáng gờm với Mỹ, Tây Âu, những năm 70 Nhật Bản chính thức vượt Mỹ về ngành công nghiệp điện tử, xe hơi.

Người Việt nói riêng và nhiều quốc gia đang phát triển nói chung đang hưởng lợi từ thành tựu công nghệ mà các công ty Nhật - Hàn mang lại. Tuy nhiên điều đó để lại trở lực quá lớn, làm sao để đủ sức cạnh tranh với họ?

Những thành quả đó phần lớn dựa trên nền tảng nội lực, được nuôi dưỡng bởi một nhà nước minh bạch, ít tham nhũng. Vì vậy mối lo ngại lớn nhất với các nước kém phát triển hiện nay vẫn là làm sao đẩy lùi nạn tham nhũng và tạo lập môi trường minh bạch, thông thoáng.

Chính sách và đội ngũ những người thực hiện chính sách là đòn bẩy hết sức quan trọng. Chính sách tốt nhưng gặp môi trường không tốt sẽ thất bại, con người chưa tốt thì không thể nào có chính sách tốt và môi trường tốt.

Xu hướng giàu mạnh dựa vào ngoại lực ngày càng khó khăn hơn, nhất là khi chính sách bang giao của các nước lớn bắt đầu có dấu hiệu đổi thay. Ví dụ, nước Mỹ bắt đầu dè chừng với “đa phương”, Trung Quốc đầy toán tính với “Vành đai và Con đường”, các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu “bảo mật” gắt gao hơn với công nghệ mới.

Điều đó buộc các nước nghèo phải tự thân vận động, lại dính dáng đến “cải cách thể chế” hay “cải cách hành chính” được nói đến khá nhiều ở nước ta. Cải cách nói chung chính là con đường thoát nghèo bền vững nhất.

Thoát nghèo để trở nên thịnh vượng là điểm giao cắt của những chuỗi vấn đề được định hướng đúng đắn, nhưng luôn bắt đầu từ chiến lược xây dựng và phát triển chất lượng con người.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nước nhỏ ở đâu trên “bàn cờ thế giới”? Kỳ cuối: Những bài học kinh nghiệm tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714275777 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714275777 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10