Nước nhỏ ở đâu trên “bàn cờ thế giới”? Kỳ II: Cận cảnh

Trương Khắc Trà 29/09/2018 11:29

Tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách kinh tế luôn là ngòi nổ của chiến tranh, xung đột hoặc bất ổn xã hội, khi ấy các nước kém nội lực càng lún sâu hơn.

Những quân tốt là yếu tố không thể thiếu trên một bàn cờ, cũng như vậy, thế giới luôn tồn tại bất công và khoảng cách như một quy luật. Có những quốc gia trở nên hùng mạnh đồng thời cũng có những đế chế suy vong trở thành nhược tiểu. Lịch sử đã chứng minh.

Mọi nỗ lực vươn lên trở thành thịnh vượng chính là nỗ lực thay vào vị trí mà nước khác để lại. Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều điều tấm gương điển hình, đó là “thần kỳ Nhật Bản” “đại nhảy vọt Trung Hoa” và “bí quyết hóa rồng” của Singgapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ ở Châu Á. Nhưng đồng thời một vài cường quốc trở thành “bình thường” như Áo, Hunggary và một số nước Tây Âu.

Bằng nhiều con đường, nhiều mô hình để thịnh vượng, nhưng tất cả đều có chung mẫu số đó là dựa vào “nội lực”. Đi vào chi tiết đó là xây dựng nền kinh tế có bản sắc, ít lệ thuộc, có nhiều doanh dân tộc nghiệp đồ sộ dựa trên nền tảng minh bạch, ít tham nhũng.

Tham nhũng là kẻ thù chung của các nước đan phát triển

Tham nhũng là kẻ thù chung của các nước đang phát triển

Thực tế cho thấy, nợ nần và tham nhũng, thiếu minh bạch là điểm nghẽn lớn nhất ở những quốc gia chậm phát triển. Chủ tịch World Bank, Jim Yong Kim tuyên bố: “Ở các nước đang phát triển, tham nhũng là kẻ thù chung số 1...”.

Có thể bạn quan tâm

  • Nước nhỏ ở đâu trên

    Nước nhỏ ở đâu trên "bàn cờ thế giới"? Kỳ I: Nguy cơ nhãn tiền

    11:34, 28/09/2018

  • Doanh nghiệp “ngại” công khai thông tin về chống tham nhũng

    Doanh nghiệp “ngại” công khai thông tin về chống tham nhũng

    00:14, 22/08/2018

  • Phạm vi thu hồi đất rộng có thể gây nên khiếu kiện và tham nhũng?

    Phạm vi thu hồi đất rộng có thể gây nên khiếu kiện và tham nhũng?

    11:01, 29/06/2018

  • Chống tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu

    Chống tham nhũng và trách nhiệm người đứng đầu

    19:31, 21/06/2018

Năm 2016, khoảng 72 trong số 158 quốc gia, vùng lãnh thổ được nhóm giám sát quốc tế của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) điều tra bị phân loại là quốc gia “tham nhũng”, hiện nay 74 trong tổng số 163 quốc gia.

Số tiền hối lộ lũy kế đã được Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và các cơ quan khác ước tính từ 30 đến 45% ngân sách nhà nước hàng năm ở một số nước châu Á.

Trên khắp châu Phi, các nguyên thủ quốc gia đều nói chống tham nhũng hối lộ, nhưng theo kết quả khảo sát, 64% số người được hỏi cho rằng, cuộc đấu tranh chưa thực sự hiệu quả. Ước tính có khoảng 1.000 tỷ USD bị lấy đi từ các nước nghèo và tình trạng tham nhũng đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

Thật không may, hầu hết nạn tham nhũng đều xảy ra ở các nước mà người dân ít được trang bị để đối phó với hậu quả nhất - các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Ở Campuchia, nơi 2/3 dân số kiếm được ít hơn 2 USD một tháng và 1/3 dân số kiếm được ít hơn 1 USD.

Theo một nghiên cứu của Tổ chức chống đói nghèo (ONE) có trụ sở tại Hoa Kỳ, nếu tình trạng tham nhũng được xóa bỏ ở vùng hạ Sahara của châu Phi thì sẽ có thêm 10 triệu trẻ em được đến trường hàng năm; sẽ có tiền để trả lương cho thêm 500.000 giáo viên tiểu học; sẽ có 11 triệu người nhiễm HIV/AIDS được sử dụng thuốc kháng HIV.

Tham nhũng lấy đi nội lực ở nhiều quốc gia, buộc phải đi vay nước ngoài để thực hiện các dự án cho phát triển, hoặc “trải thảm” kêu gọi đầu tư nước ngoài (FDI). Nghèo đói ở các nước thuộc thế giới thứ ba khó đẩy lùi nếu thiếu cú hích ngoại lực.

Nhưng kèm theo đó là thỏa thuận về khai thác tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường, phá vỡ kết cấu xã hội. Suy đến cùng quá trình thu hút đầu tư nước ngoài biến nhiều quốc gia trở thành nơi tập kết công nghệ lạc hậu. Tình trạng bi đát hơn nếu họ “ngủ quên” trên mảnh chiếu FDI mà không tìm cách đối phó một khi làn sóng FDI rút đi.

Trung Quốc từng là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư quôc tế biến nước này thành “công xưởng thế giới” nhưng dấu hiệu rút đi bắt đầu phát lộ. Ví dụ điển hình nhất là D. Trump và người tiền nhiệm Obama nỗ lực kêu gọi Apple chuyển nhà máy về Mỹ, điều tương tự cũng xảy ra với các công ty Nhật Bản nhằm bảo toàn độc tôn về công nghệ.

Bức tranh màu xám về vốn đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển dần dần được vẽ ra. Việt Nam cũng không ngoại lệ, thuật ngữ “FDI thế hệ mới” bắt đầu được quan tâm gần đây.

“Nghèo - Tham nhũng - Thiếu vốn - Vay - Nợ nần…Nghèo…” là vòng tròn luẩn quẩn đeo bám các nước chậm phát triển. Tình trạng bi đát về kinh tế kéo theo hệ lụy đến các vấn đề an sinh xã hội, chiến lược phát triển con người.

Năm 2014, có trên 34 quốc gia Châu Phi nằm trong nhóm 42 quốc gia có chỉ số phát triển con người (HDI) thấp nhất toàn cầu. Tình hình vẫn không khả quan mấy trong những năm gần đây.

Duy trì sự nghèo đói, lạc hậu ở các nước kém phát triển đôi lúc là chiến lược của các nước lớn, dòng vốn rót vào khi môi trường không thuận lợi để lại nhiều hệ lụy khó giải quyết.

Nhiều nước…không nhận ra tình trạng nghèo do rơi vào “bẫy thu nhập trung bình”, một số nước vướng phải “ngoại giao bẫy nợ”. Tất cả đều tác động khiến tiếng nói của các nước nhỏ…khó lớn.

Tình trạng bất bình đẳng và khoảng cách kinh tế luôn là ngòi nổ của chiến tranh, xung đột hoặc bất ổn xã hội, khi ấy các nước kém nội lực càng lún sâu hơn.

(Kỳ III: Các nước nhỏ cần làm gì?)

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Nước nhỏ ở đâu trên “bàn cờ thế giới”? Kỳ II: Cận cảnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO