RCEP sẽ được hoàn tất đàm phán vào cuối năm nay
Các bộ trưởng 16 nước tham gia RCEP ngày 13/10 đã ra một tuyên bố chung khẳng định một số tiến bộ trong vòng đàm phán mới nhất này.
Ngày 13/10, các bộ trưởng của 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tham dự phiên họp giữa kỳ cấp bộ trưởng lần thứ 6 tại Singapore nhằm đánh giá các bước tiến của thỏa thuận sau phiên họp hồi cuối tháng 8.
10 quốc gia ASEAN và 6 đối tác, gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, khẳng định sẽ tiến đến hoàn tất đàm phán RCEP trong năm nay, theo Nikkei.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị RCEP lần thứ 6 tại Singapore: Nỗ lực san bằng mọi khác biệt
11:01, 29/08/2018
Hội nghị RCEP nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực
17:05, 03/07/2018
Cơ hội và thách thức từ RCEP
06:49, 06/05/2018
Hiệp định RCEP bị trì hoãn tới năm 2018
17:59, 13/11/2017
Hiệp định RCEP là FTA có quy mô lớn nhất đang được đàm phán hiện nay
15:28, 22/05/2017
Theo một tuyên bố chung được công bố sau cuộc họp hôm thứ Bảy, nhóm RCEP khẳng định việc thông qua thỏa thuận là một "cột mốc quan trọng" trong lúc tình hình thương mại thế giới đang đối mặt nhiều thách thức. Tờ Nikkei dẫn lời: “"Các bộ trưởng tái khẳng định hướng giải quyết vấn đề nhằm mang lại kết luận quan trọng cho các cuộc đàm phán, đồng thời nhắc lại việc đạt được thỏa thuận đến cuối năm sẽ là cột mốc quan trọng".
Ông Hiroshige Seko - Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nhận định: "Tôi nghĩ cuộc họp lần này đã có những bước tiến bộ lớn. Cuộc đàm phán RCEP đã đi đến giai đoạn cuối.", và “tất cả 16 quốc gia vẫn cam kết sẽ nỗ lực để có thể hoàn tất đàm phán trong năm nay,". Ông Seko nhấn mạnh thêm rằng Nhật Bản và Singapore là hai quốc gia quan tâm nhất đến vấn đề này.
Tuyên bố chung nhấn mạnh việc ký một thỏa thuận thương mại tự do sẽ là bước ngoặt quan trọng đặc biệt vào thời điểm thương mại toàn cầu đang trải qua nhiều bất ổn.
Trong một cuộc họp tháng 8 cũng tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết các cuộc đàm phán RCEP đã đạt được bước tiến quan trọng và có thể sẽ sớm hoàn tất. Thủ tướng đảo quốc sư tử cho biết các thành viên của RCEP đã “nhượng bộ lẫn nhau” nhằm hướng tới lợi ích về kinh tế và chiến lược quan trọng lâu dài sau khi đạt được hiệp định RCEP.
Để có thể đạt được mục tiêu hoàn tất đàm phán vào cuối năm nay, các nước thành viên RCEP phải nỗ lực hoàn tất gói kết quả được các bộ trưởng thông qua trong vòng đàm phán hồi tháng Tám vừa qua, liên quan tới các lĩnh vực gồm hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Hiệp ước được đề xuất là có 18 gói đàm phán, nhưng hiện chỉ có bốn gói đã đạt được kết luận. Một quan chức chính phủ Nhật Bản nói với các phóng viên hôm thứ Bảy rằng cuộc họp ngày 13/10 đã “không có thêm một kết luận nào được hoàn tất”.
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị RCEP lần thứ 6 tại Singapore: Nỗ lực san bằng mọi khác biệt
11:01, 29/08/2018
Hội nghị RCEP nhằm thúc đẩy hội nhập khu vực
17:05, 03/07/2018
Cơ hội và thách thức từ RCEP
06:49, 06/05/2018
Nói về những đóng góp của Việt Nam, Bộ trưởng Công Thương – ông Trần Tuấn Anh cho biết Việt Nam đã xây dựng gói đàm phán về đầu tư để các bộ trưởng thông qua, làm định hướng để kết thúc đàm phán. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có đóng góp tích cực trong việc kết thúc đàm phán Chương Mua sắm chính phủ. Ngoài ra, cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã tích cực góp phần và việc kết thúc đàm phán Chương Thủ tục hải quan và thuận lợi hoá thương mại. Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng đã có các đóng góp để thống nhất “gói cam kết” làm cơ sở kết thúc đàm phán trong thời gian tới.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các văn kiện được ký kết, trong đó có việc trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để áp dụng chương trình "tự chứng nhận xuất xứ".
Theo kế hoạch, các bộ trưởng thương mại tham gia tiến trình đàm phán RCEP sẽ nhóm họp lần nữa tại Auckland, New Zealand vào cuối tháng này để chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo các nước thành viên RCEP dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, bên lề hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cường quốc khu vực.
Nếu đi vào hiệu lực, RCEP tạo ra một thị trường liên thông với khoảng 3,4 tỷ người tiêu dùng và quy mô GDP khoảng 49,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu.Với các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại, Hiệp định RCEP được kỳ vọng tạo ra một khu vực thương mại tự do mới có quy mô lớn nhất thế giới, thúc đẩy phát triển các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác.