Hội nghị RCEP lần thứ 6 tại Singapore: Nỗ lực san bằng mọi khác biệt

Diendandoanhnghiep.vn Các Bộ trưởng Thương mại của các nước thành viên RCEP sẽ nhóm họp tại Singapore vào ngày 30-31/8 tới để san bằng những khác biệt, tiến tới ký kết hiệp định này vào cuối năm 2018.


Đây là Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên RCEP lần thứ 6, có ý nghĩa rất quan trọng, vì 16 thành viên tham gia đàm phán sẽ có định hướng chính trị cụ thể để tiến trình đàm phán Hiệp định sớm được hoàn tất.

p/RCEP là hiệp định thương mại toàn diện khu vực gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác FTA ở Đông Á.

RCEP là hiệp định thương mại toàn diện khu vực gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác FTA ở Đông Á.

Chuẩn bị từ Tokyo

Trước đó, Hội nghị Bộ trưởng các nước thành viên RCEP lần thứ 5 đã được tổ chức. từ ngày 30/6 đến ngày 1/7/2018 tại Tokyo, Nhật Bản. Hội nghị là sự kiện quan trọng để Bộ trưởng Kinh tế của 10 nước ASEAN và các đối tác trao đổi nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán RCEP và định hướng đàm phán Hiệp định này trong thời gian đến cuối năm 2018.

Đây là lần đầu tiên, một Hội nghị về RCEP được tổ chức ngoài ASEAN. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới dự và có bài phát biểu. Ông Abe cho biết: “Trong bối cảnh quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới tăng cao, sự chú ý đang được tập trung vào RCEP hơn bao giờ hết. Bởi vậy, các quốc gia hãy tạo ra một thị trường tự do và công bằng dựa trên pháp luật”.

Trước khi diễn ra Hội nghị nói trên, các nước thành viên RCEP đã tổ chức phiên đàm phán giữa kỳ về thủ tục hải quan, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ... Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng nhấn mạnh cần sớm kết thúc đàm phán RCEP, đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ chiến tranh thương mại.

  RCEP là hiệp định gồm 10 nước ASEAN và 6 đối tác FTA ở khu vực Đông Á, bao trùm các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ...

Để đạt được mục đích này, các Bộ trưởng tái khẳng định quyết tâm hợp tác cùng nhau, thúc đẩy đàm phán RCEP đi tới kết quả mong đợi, hỗ trợ các nước thành viên có trình độ phát triển khác nhau có thể tham gia và hưởng lợi từ việc hội nhập kinh tế khu vực một cách thông thoáng và toàn diện hơn.

Các Bộ trưởng đã giao các đoàn đàm phán đẩy mạnh việc trao đổi, thảo luận để báo cáo kết quả lên các Bộ trưởng vào thời điểm diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 vào cuối tháng 8/2018 tại singgapore và khẳng định lại quyết tâm nâng cao mức độ cam kết trong Hiệp định RCEP song song với việc xử lý những khác biệt về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.

Ấn Độ và Việt Nam cùng chịu áp lực

Trong khoảng thời gian 5 năm đàm phán kể từ năm 2013, dù các bên đã có những nỗ lực rất lớn, nhưng do RCEP là một hiệp định có nội dung quá rộng, trình độ phát triển của các nền kinh tế tham gia đàm phán rất khác nhau. Bởi vậy, yêu cầu về lợi ích cần đảm bảo cũng rất khác nhau, nên hiện vẫn cần thời gian để san bằng những khác biệt.

Là một thành viên có khá nhiều khúc mắc trong đàm phán RCEP, Ấn Độ đã tiến hành tham vấn với các bên liên quan cũng như các Bộ, ngành của các nước thành viên RCEP bao gồm cả Trung Quốc mà Ấn Độ có thâm hụt thương mại lớn. Các ngành như dệt may, thép và chế biến thực phẩm của Ấn Độ đã phản đối mạnh mẽ đối với việc loại bỏ hoặc cắt giảm đáng kể thuế quan đối với những mặt hàng này trong hiệp định. Họ lo ngại việc loại bỏ thuế sẽ dẫn đến hàng hóa Trung Quốc tràn ngập tại thị trường Ấn Độ. Bởi khi chưa có bất kỳ hiệp định thương mại tự do (FTA) nào thì Ấn Độ hiện đã có thâm hụt thương mại 63,12 tỷ USD năm 2017-2018 với Trung Quốc.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn phụ thuộc đáng kể về đầu vào nhập khẩu để phục vụ sản xuất, trong khi khả năng cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực còn hạn chế. Do đó, để tận dụng tối đa các cơ hội từ RCEP, các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy nhanh việc tái cơ cấu để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và thúc đẩy ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.

Với việc hình thành một khu vực thương mại tự do chung giữa 16 nước, các cơ hội sẽ xuất hiện nhiều hơn bởi các chuỗi cung ứng sẽ có động lực lớn hơn để dịch chuyển về khu vực này. Tuy nhiên, mức độ dịch chuyển tới đâu sẽ phụ thuộc vào mức độ cam kết cuối cùng, nhất là mức độ cam kết của những nước chưa có quan hệ FTA với nhau như Nhật Bản- Trung Quốc, Ấn Độ- Trung Quốc, Hàn Quốc- Nhật Bản... Vì vậy, cần phải chờ thêm một thời gian nữa để đánh giá chính xác hơn về các cơ hội mà RCEP có thể đem lại cho từng quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hội nghị RCEP lần thứ 6 tại Singapore: Nỗ lực san bằng mọi khác biệt tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714508706 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714508706 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10