Mỹ - Trung đang xây dựng “Bức màn sắt” của thế kỷ 21?

Việt Nga 16/10/2018 04:32

Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 đã khiến nhiều người hình dung về một hố sâu ngăn cách, tương tự như bài diễn văn “Bức màn sắt” của cố Thủ tướng Anh Churchill năm 1946.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đã vượt qua ngưỡng của một cuộc chiến tranh thương mại. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mở rộng từ một cuộc chiến thương mại sang đối đầu toàn diện với Bắc Kinh, thậm chí trong cả lĩnh vực quân sự.

Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ngày 4/10 vừa qua đã gợi lại bài diễn văn “Bức màn sắt” của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill. Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh là không thể tránh khỏi, nhưng họ lại không nghĩ rằng căng thẳng trong quan hệ của họ lại leo thang nhanh chóng như vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, đúng, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang leo thang sự cạnh tranh của họ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang dõi theo từng động tĩnh của nhau (Ảnh: AP)

Theo Nikkei, với xu hướng toàn cầu hóa, kinh tế thế giới đã phát triển vượt bậc, mang lại lợi ích không chỉ cho Mỹ và Trung Quốc mà còn rất nhiều nước quốc gia khác. Thật khó để tưởng tượng rằng một "Bức màn sắt" giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh lại một lần nữa hiện hữu sừng sững, chia thế giới thành hai phe đối lập nhau.

Có thể bạn quan tâm

  • "Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung

    04:20, 15/10/2018

  • Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại

    Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại

    11:01, 06/10/2018

  • Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?

    Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?

    04:37, 05/10/2018

  • Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?

    11:06, 04/10/2018

  • Sản xuất của Trung Quốc

    Sản xuất của Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến tranh thương mại

    04:30, 01/10/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam

    06:00, 28/09/2018

  • Thịt heo Mỹ ồ ạt

    Thịt heo Mỹ ồ ạt "chạy" sang Việt Nam để "né" chiến tranh thương mại?

    11:00, 27/09/2018

Mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ buộc Nhật Bản và các quốc gia khác phải lựa chọn một trong 2 quốc gia này. Trên thực tế, việc “phân chia phe phái” này đã khá rõ ràng, trong đó Hiệp định USMCA là một bằng chứng rõ nét nhất. 

Tương tự như vậy, Washington có thể sẽ yêu cầu một điều khoản đặc biệt như quy định trong USMCA trong các cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản, Liên minh châu Âu hoặc bất kỳ quốc gia nào khác. Bên thứ ba sẽ buộc phải lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bài phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence là một lời khẳng định rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khó có thể giải quyết “một sớm một chiều” thông qua các cuộc đàm phán. Trong bài phát biểu của mình, ông Pence đã chỉ ra, Washington muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của hai nước cùng phát triển, chứ không tách rời. Phó Tổng thống Mỹ kêu gọi: “Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn”. Thế nhưng, với tình hình kinh tế - chính trị hiện nay của Trung Quốc, một yêu cầu như vậy rõ ràng là quá vô lý – theo quan điểm của Bắc Kinh

Mặc dù những tia hy vọng về khả năng kết thúc chiến tranh thương mại rất mờ nhạt trong thời gian này, nhưng điều đó không có nghĩa là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ kéo dài mãi mãi. Nói cách khác, những căng thẳng hiện tại trong cuộc chiến thương mại, sớm hay muộn cũng sẽ bị phá vỡ. Do đó, điều quan trọng là phải tìm cách gỡ các nút thắt của vấn đề.

Đối với Trung Quốc, nền kinh tế nội địa là yếu tố quan trọng. Nhiều nhà phân tích cho rằng điều này là một dấu hiệu cho thấy tình trạng thực tế của nền kinh tế còn tồi tệ hơn so với các dữ liệu chính thức được công bố. 

Giới nghiên cứu kinh tế Mỹ liên tục chỉ trích Tổng thống Trump khi ông tập trung vào cắt giảm thâm hụt thương mại song phương với các quốc gia. Chắc chắn, từ quan điểm của kinh tế học, rất khó để tìm ra một mối quan hệ nhân quả hợp lý giữa việc giảm thâm hụt thương mại và chương trình nghị sự của ông Trump, vốn được biết đến với cái tên mỹ miều: "Làm cho Mỹ vĩ đại trở lại". 

Ngoài ra, thặng dư thương mại với Mỹ cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho nền ngoại giao kinh tế của Bắc Kinh do dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới chủ yếu được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại. Từ năm 2001 - năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đến năm 2017, thặng dư thương mại tích lũy của Trung Quốc với Mỹ là 4,1 nghìn tỷ USD. Do đó, bất kỳ sự sụt giảm lớn nào của thặng dư thương mại với Mỹ sẽ tạo thêm áp lực giảm đáng kể đối với dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

Giống như Washington, Bắc Kinh có nhiều lựa chọn. Bằng cách giảm thặng dư thương mại, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình có thể thỏa hiệp và nỗ lực chấm dứt cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng có thể cố gắng vượt qua khủng hoảng bằng cách thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc. Nếu như vậy, cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với các vấn đề quốc tế, bao gồm Đài Loan, có thể trở nên mạnh mẽ hơn.

Thật khó để đánh giá chính xác Tổng thống Donald Trump hay Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải thay đổi, và thay đổi như thế nào nhằm giải quyết xung đột ngày càng leo thang giữa hai nước. Nhưng rõ ràng các yếu tố chính để giới quan sát chú ý theo dõi, chính là chính trị của Mỹ và nền kinh tế ở Trung Quốc.

Việt Nga