Chiến tranh thương mại và cơ hội cho Việt Nam
Trong hơn 2 tháng nay, nhiều kịch bản được vẽ ra khi Mỹ - Trung chính thức chiến tranh thương mại, song sẽ hữu ích hơn nếu tập trung nguồn lực tận dụng cơ hội.
Từ sự cố đầu tiên của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tàu hàng Mỹ đổ 92.000 tấn đậu tương xuống biển vì không kịp đến cảng Trung Quốc trước giờ biểu thuế mới có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã nhìn ra cơ hội.
Về phía Mỹ bắt đầu “dễ dãi” hơn đối với Mexico và Canada khi thông qua Hiệp định thương mại tự do Mỹ-Mexico- Canada (USMCA) - được cho là “NAFTA 2.0”. Theo đó, ngành sữa của Canada nghiễm nhiên thoát ra khỏi con mắt dè chừng của giới chức Hoa Kỳ; nhiều mặt hàng nông sản của láng giềng phía Nam (Mexico) rộng đường vào Mỹ.
Trong khi Trung Quốc gấp rút ký FTA với Singgapore, mang lực lượng “hùng hậu” đến Diễn đàn kinh tế phương Đông vừa diễn ra tại Nga...
Có thể bạn quan tâm
"Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
04:20, 15/10/2018
Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại
11:01, 06/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?
04:37, 05/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?
11:06, 04/10/2018
Những điều đó được gọi là cơ hội cho “bên thứ ba” từ chiến tranh thương mại, một khi các nước tham chiến cần nới rộng điều kiện để cứu vãn thua thiệt. Đây là thời điểm họ có thể chìa ra những chính sách thương mại “ưu đãi” với bên thứ ba, mà không phải khi nào cũng có.
Chiến tranh thương mại ảnh hưởng lớn đến Việt Nam do độ mở của nền kinh tế nước ta lên tới 190% GDP và quy mô nền kinh tế khoảng hơn 200 tỷ USD (tương đương giá trị khối lượng hàng hóa Trung Quốc mà ông Trump đánh thuế vừa qua). Tiếp đến, chúng ta là nước láng giềng với Trung Quốc, phụ thuộc lớn vào thị trường này.
Nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam có thể xảy ra nếu Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY). Biến động tỷ giá USD/CNY, VND/CNY, VND/USD sẽ tác động mạnh đến xuất khẩu Việt Nam.
Nhưng Việt Nam và nhiều quốc gia khác có thể tận dụng được cơ hội ngàn vàng xuất hiện trong nguy cơ. Khi hàng hóa Mỹ và Trung Quốc không thể tiếp cận thị trường của nhau thì doanh nghiệp Việt có thể “điền vào ô trống”.
Cơ hội tiếp nhận nguồn đầu tư sẽ đến một khi các doanh nghiệp tháo thạy khỏi các quốc gia tham chiến thương mại vì sản phẩm bị đánh thuế quá cao. Ví dụ như hãng lắp ráp tai nghe Air Pods cho Apple muốn tìm kiếm bến đỗ mới ở Việt Nam.
Tuy nhiên, muốn tận dụng được cơ hội, nhà chức trách cần “vận động”, trong khu vực ASEAN không chỉ có mỗi nước ta “trải thảm”. Thái Lan, Malaysia, Singapore là những nơi hấp dẫn không kém về chính sách, hạ tầng, logictics...
Đặt giả thiết, nếu cả Apple chuyển về Việt Nam, liệu chúng ta có tận dụng được triệt để cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị của họ? Samsung đã đầu tư trên 20 năm ở nước ta, nhưng số lượng doanh nghiệp nội địa đủ điều kiện tham gia chuỗi cung ứng của họ còn hạn chế.
Một hướng cơ hội khác cho Việt Nam là tạo dòng sản phẩm ổn định, đủ sức góp phần bù đắp “thiếu hụt” cho nước Mỹ, qua đó có thể thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Mỹ.
Mỹ đang kích “nổ” gói đầu tư hạ tầng trị giá hàng chục tỷ USD vào các quốc gia châu Á để cân bằng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Bắc Kinh. Động thái này của Mỹ có thể mang lại rất nhiều “quả ngọt” không chỉ là kinh tế.
Cơ hội tiềm tàng, song vấn đề là chúng ta có đủ lực để biến nó thành hiện thực hay không. Trên thực tế, hàng hóa Việt vào Mỹ có rất nhiều rào cản, nhất là yêu cầu khắt khe về chất lượng, mức độ an toàn, minh bạch...
Việc chạy đua giành lợi thế trong hợp tác với Mỹ nói riêng và các thị trường đẳng cấp nói chung không chỉ có mỗi Việt Nam.
Như nhận xét của PGS. Cù Chí Lợi: “Việc này còn phụ thuộc vào môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam. Nếu không cải tiến, tăng tính minh bạch, làm các thủ tục nhanh gọn thì rất khó thu hút các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam”.