Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bao giờ mới đến hồi kết?
Khi chưa bên nào thực sự thể hiện sự nhượng bộ cần thiết, thì việc “giảm nhiệt” chiến tranh thương mại Mỹ- Trung vẫn còn là một câu hỏi lớn chưa lời giải đáp.
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc leo thang ngày một căng thẳng khi Washington đã phát đi những tín hiệu tuyên bố rõ ràng về việc sẽ tiếp tục áp các mức thuế quan mới lên Trung Quốc. Trong khi đó, chính quyền Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không dễ bị bắt nạt, và lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới này cũng thể hiện họ cũng sẵn sàng “nghênh chiến” với lãnh đạo xứ cờ hoa.
Những động thái vội vã của Trung Quốc trong việc khắc phục hậu quả của các biện pháp thuế quan của chính quyền Trump đã tạo ra vô số lỗ hổng tài chính, và điều này gây ra những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng dài hạn của quốc gia này. Tăng trưởng GDP quý III của Trung Quốc, nhiều khả năng sẽ chỉ ngang bằng, hoặc thấp hơn so với mức tăng trưởng 6,7% của cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm
Chiến tranh thương mại và cơ hội cho Việt Nam
06:30, 16/10/2018
"Hiểm họa" đằng sau chiến tranh thương mại Mỹ- Trung
04:20, 15/10/2018
Đầu tư cổ phiếu theo chiến tranh thương mại
11:01, 06/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ cuối): Tìm “bãi đáp” ở đâu?
04:37, 05/10/2018
Chiến tranh thương mại (Kỳ I): Cái sảy có nảy cái ung?
11:06, 04/10/2018
Sản xuất của Trung Quốc "điêu đứng" vì chiến tranh thương mại
04:30, 01/10/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ -Trung và cơ hội cho đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam
06:00, 28/09/2018
Thịt heo Mỹ ồ ạt "chạy" sang Việt Nam để "né" chiến tranh thương mại?
11:00, 27/09/2018
Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi biện pháp thuế quan của Trump, nhưng tăng trưởng đầu tư lại suy giảm. Chưa kể, việc nới lỏng tiền tệ được đánh giá là một ‘con dao hai lưỡi” cho Trung Quốc.
Chính sách nới lỏng tiền tệ có thể thúc đẩy tăng trưởng ngắn hạn ở Trung Quốc, giống như quốc gia này đã thực hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 1998. Chính phủ Trung Quốc dường như đang áp dụng lại phương pháp này để đối phó với chiến tranh thương mại. Tháng 7 vừa qua, Bắc Kinh đã điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình. Việc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng có hiệu lực vào ngày 15 tháng 10 là một trong những động thái trong chiến lược này của Bắc Kinh. Thế nhưng, có vẻ câu chuyện không đơn giản như vậy, tín dụng ngân hàng tăng đột biến có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó áp lực lạm phát là nguy cơ lớn nhất. Điều này sẽ làm cho CNY bị mất giá mạnh, khiến các dòng vốn đầu tư tháo chạy khỏi quốc gia này.
Trong khi đó, ở bờ bên kia đại dương, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vẫn tích cực khi xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng xuất khẩu hàng hóa của Mỹ, thậm chí đây chỉ là một phần nhỏ trong GDP của quốc gia này. GDP quý 3 của Mỹ tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ và tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,7%, mức thấp nhất trong 49 năm qua.
Trên thực tế, Mỹ đang đưa thương mại song phương với Trung Quốc thành thái cực rất khó phân định: Vừa là đối tác lại, vừa đối đầu. Hiện Mỹ và Trung Quốc đều đang là những đối tác thương mại lớn nhất của nhau. Trung Quốc hiện với vai trò “công xưởng thế giới” đã và đang là một mắt xích rất quan trọng trong chuỗi sản xuất toàn cầu của các công ty đa quốc gia Mỹ. Có rất nhiều mặt hàng bao gồm điện thoại, đồ điện tử, máy móc thiết bị... được sản xuất tại Trung Quốc, khi xuất khẩu sang Mỹ được ghi nhận nguyên giá trị. Tuy nhiên hàm lượng giá trị gia tăng của Trung Quốc trong tổng giá trị sản phẩm trên thực tế có thể thấp hơn nhiều do Trung Quốc chỉ là nơi lắp ráp, còn nguyên liệu đầu vào, các chi phí liên quan đến thiết kế, quảng cáo... đều phải nhập hoặc do một nước khác đảm nhận.
“Ghét” nhau đến thế, nhưng vẫn cần nhau đến vậy, câu chuyện căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bao giờ mới đến điểm dừng?