Quân đội châu Âu và mâu thuẫn của NATO
Đòi hỏi của Mỹ dường như biến NATO trở thành một tổ chức cung cấp “dịch vụ bảo vệ quân sự”, mức độ được bảo vệ phụ thuộc đóng góp ít hay nhiều!
Liên minh các lực lượng quân sự Châu âu vừa trọng thể ra mắt ở thủ đô Paris (Pháp), đây là sáng kiến của Tổng thống Pháp Macron được nhiều cường quốc châu Âu như Đức, Bỉ, Hà Lan, Anh…tán thành.
Đây không phải là “giải pháp tình thế” của Liên minh châu Âu (EU) nhưng không thể nói rằng không mang mục đích nào đó, đặc biệt là trong bối cảnh NATO chưa hết vai trò là “mũi đạn hòn tên” cho Mỹ và các đồng minh.
Thế giới gần như không bất ngờ với Liên minh các lực lượng quân sự Châu âu, bởi đây là một trong những cam kết của EU. Tiến trình thành lập cộng đồng chung, xóa nhòa biên giới quốc gia, đồng tiền, thuế quan mậu dịch, luật pháp hẳn nhiên làm xuất hiện yêu cầu an ninh, an toàn chung.
Những năm gần đây, không phải Mỹ mà chính châu Âu bị bao trùm bởi bóng ma khủng bố. Nhiều người vẫn chưa quên “đêm Paris kinh hoàng” vào ngày 13/11/2015, khủng bố xả súng vào đám đông 1.500 người; hay vụ đáng bom ở Brussels (Bỉ) năm 2016 làm thiệt mạng 35 người.
Nhưng ám ảnh nhất là ngày 14/7/2016 - đúng vào đêm quốc khánh Pháp, chiếc xe tải nặng 19 tấn lao vào đám đông trên đại lộ Promenade des Anglais, Nice. Hậu quả vô cùng thảm khốc, hàng trăm người chết và bị thương.
Nỗi sợ hãi khủng bố bao trùm “lục địa già” vài năm gần đây, trong 17 vụ khủng bố làm rúng động châu Âu trong vòng 4 năm trở lại đây, có 6 vụ diễn ra ở Pháp. Đây là lý do đầu tiên để ông Macron thúc đẩy kế hoạch phòng vệ chung bằng một Liên minh quân sự.
Nhưng nhiều người đặt câu hỏi, Liên minh quân sự châu Âu hùng hậu chỉ để chống tàn quân khủng bố, bảo đảm an ninh - vốn là những công việc mà cảnh sát, quân đội mỗi thành viên châu Âu thường làm rất tốt?
Có thể bạn quan tâm
NATO “sống dậy” giữa ngổn ngang căng thẳng!
11:30, 07/10/2018
Còn Mỹ, còn NATO!
06:03, 21/08/2018
Tổng thư ký NATO: “NATO quan trọng với cả châu Âu và Mỹ”
06:10, 30/06/2017
Đội ngũ chính sách đối ngoại ngạc nhiên khi Trump "cắt xén" nội dung về NATO
07:16, 06/06/2017
Trump ủng hộ NATO, gây áp lực với bà Merkel về chi tiêu quốc phòng
13:22, 18/03/2017
NATO lo lắng trước một nước Nga quyết đoán
10:53, 11/02/2016
Hiện 10 thành viên của Liên minh quân sự Châu âu đồng thời đã tham giao NATO. Liệu có khả năng chồng chéo hoặc ý đồ giảm phụ thuộc vào NATO - mà thực chất là sự điều khiển của Washington?
Một câu chuyện gần nhất về NATO là vấn đề đóng góp công quỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng dọa “xử lý” các thành viên không làm tròn nghĩa vụ tài chính, trong đó có Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Washington còn đề nghị mỗi thành viên trích ra 2% GDP chi tiêu cho quốc phòng, Đức là nước đầu tiên phản ứng, Bộ trưởng quốc phòng nước này chỉ đồng ý tăng lên 1,5% GDP cho quốc phòng trong 7 năm tới.
Thật ra, tài chính không phải bây giờ mới gây chia rẽ NATO. Vấn đề này lần đầu tiên được cựu Tổng thống Mỹ, Eisenhower đề cập vào năm 1953. Ông Eisenhower yêu cầu châu Âu cần phải tăng đóng góp cho chi tiêu chung của NATO với lý do “các giếng dầu của Mỹ đã cạn khô”.
Khi còn đương nhiệm, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ - Robert Gates công kích các thành viên NATO vì không đóng góp “có trách nhiệm”. Ông Gates cho rằng Mỹ sẽ không “làm từ thiện” với những gì đang diễn ra trong liên minh.
Hồi năm 2016 khi tranh cử Tổng thống Mỹ, ông Trump đã tuyên bố không bảo vệ các đồng minh NATO một cách vô điều kiện, thậm chí còn nói rõ, trường hợp một thành viên bị bên thứ 3 tấn công, phải xem đóng góp tài chính thế nào mới ra tay can thiệp (!?).
"Các quốc gia thành viên NATO không phải trả cho những gì họ cần… và điều đó là không công bằng đối với những đối tượng nộp thuế ở Mỹ”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong lần đầu tiên tham dự một hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Brussels, Bỉ.
Rõ ràng, mâu thuẫn về tài chính là một trong những gánh nặng với các thành viên NATO, trong đó có những nền kinh tế rất nhỏ như Latvia, Lithuana, Croatia... đến những “đại gia” như Pháp, Đức, Hà Lan…
Đòi hỏi của Mỹ dường như biến NATO trở thành một tổ chức cung cấp “dịch vụ bảo vệ quân sự”. Sau khi Liên Xô tan rã, chiến tranh vùng Vịnh kết thúc, NATO dường như “hết việc” trong khi châu Âu cảm thấy không được bảo vệ.
Các nước châu Âuu đủ lý do để bất mãn với Hoa Kỳ về việc điều hành NATO trong bối cảnh mới. Vì vậy, EU đủ tiềm lực để hình thành riêng một tổ chức bảo đảm an ninh toàn khối, bớt phụ thuộc vào tiếng nói của Nhà trắng.