NATO “sống dậy” giữa ngổn ngang căng thẳng!

Trương Khắc Trà 07/10/2018 11:30

Từ khi thành lập (1949) đến nay, Tổ chức Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) luôn đóng vai trò “quả đấm thép” trong chiến lược bá chủ toàn cầu của nước Mỹ.

Thế giới có vẻ hòa bình nên nhiều người tạm quên đi tầm ảnh hưởng và sức mạnh đáng gờm của NATO. Đó là sai lầm chết người với bất kỳ thế lực nào muốn trỗi dậy trong thế kỷ 21.

Đến nay, chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự toàn cầu, nắm giữ hầu hết trang thiết bị quân sự tân tiến nhất, như: Máy bay tiêm kích Typhoon, Trực thăng chiến đấu Eurocopter Tiger, Tên lửa Skipe, Tàu ngầm thuộc dự án 212 của Đức…

Nhưng sức mạnh lớn nhất là tập hợp của 30 quốc gia hai bên bờ Đại Tây Dương, hầu hết là những nền kinh tế phát triển, được dẫn dắt bởi Hoa Kỳ, dày dặn kinh nghiệm chiến sự.

NATO

NATO "sống dậy" có thể phát sinh chạy đua vũ trang

Có lý do để dẫn lại điều này, bởi vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang; Nga muốn thể hiện vị thế cường quốc của mình. Do đó, bầu không khí hòa bình thế giới có thể bị phá vỡ nếu một trong các bên không thể kiềm chế.

Có thể bạn quan tâm

  • Còn Mỹ, còn NATO!

    Còn Mỹ, còn NATO!

    06:03, 21/08/2018

  • Tổng thư ký NATO: “NATO quan trọng với cả châu Âu và Mỹ”

    Tổng thư ký NATO: “NATO quan trọng với cả châu Âu và Mỹ”

    06:10, 30/06/2017

  • Đội ngũ chính sách đối ngoại ngạc nhiên khi Trump

    Đội ngũ chính sách đối ngoại ngạc nhiên khi Trump "cắt xén" nội dung về NATO

    07:16, 06/06/2017

  • Trump ủng hộ NATO, gây áp lực với bà Merkel về chi tiêu quốc phòng

    Trump ủng hộ NATO, gây áp lực với bà Merkel về chi tiêu quốc phòng

    13:22, 18/03/2017

Theo một vài nguồn tin đáng tin cậy, ngày 25/10 tới đây NATO sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn nhất từ năm 1991, được báo giới quốc tế mô tả là “vô tiền khoáng hậu”. Theo đó, 50 máy bay, 70 tàu chiến và khoảng 10.000 phương tiện tác chiến trên bộ sẽ tham gia cuộc tập trận “Trident Juncture 18” của NATO. Có 31 quốc gia, đối tác dự kiến tham gia cuộc tập trận quy mô chưa từng thấy này.

Không gian tập trận rất sát nước Nga. Đáng chú ý, kể từ năm 2014 - khi Nga sáp nhập Crimea, NATO liên tục mở rộng địa bàn hoạt động về phương Đông dọc theo biên giới Nga và một số quốc gia Đông Âu.

Từ tháng 6 tới tháng 8 năm nay, NATO tổ chức ít nhất hai cuộc tập trận ở Ba Lan, các nước vùng Baltic và Latvia.

Sự hiện diện ngày càng nhiều của NATO cho thấy rất nhiều điều, nhưng điều đầu tiên khẳng định NATO chưa thể tan rã vào lúc này như nhiều đồn đoán khi ông Trump cáo buộc một số quốc gia trong khối “lơ là” nghĩa vụ tài chính, thậm chí dọa rút khỏi NATO.

Từ lập luận trên cho thấy, nước Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung rất khó “sống” nếu thiếu NATO, bởi khối này- với vai trò như một lá chắn quốc phòng vững chãi- là công cụ đáp trả hữu hiệu đến bất cứ đâu trên toàn cầu.

NATO tập trận “lớn chưa từng thấy” là câu trả lời bằng hành động của Mỹ với cuộc tập trận Vostok 2018 của Nga và Trung Quốc cách đây vài tuần - cũng có quy mô lớn nhất từ sau khi Liên Xô tan rã.

Đồng thời, đó còn là thông điệp gửi đến Bắc Kinh - đối thủ trực diện của Washington vào lúc này rằng nếu Trung Quốc bắt tay Nga thì Mỹ có cả khối quân sự vài chục quốc gia!

Từ khi thành lập đến nay, NATO luôn đóng vai trò quan trọng và chưa khi nào “hết việc”. Năm 1999, NATO tấn công vào Nam Tư, kết quả nước này bị chia năm xẻ bảy; năm 2007 liên quân này tấn công Afganistan tiêu diệt khủng bố và để lại hậu quả nặng nền cho đất nước Trung Đông; năm 2011 khối này tấn công Lybia lật đổ chính quyền Gaddafi; hiện nay một số quốc gia thành viên NATO đang có mặt tại Syria biến đất nước này thành chiến sự…

Vai trò của NATO trong gần 70 năm tồn tại là phúc hay họa của thế giới vẫn còn tranh cãi. Nhưng một khi Liên minh này “nóng” lên lập tức ở đâu đó sắp có chuyện.

Đằng sau những thông điệp đáp trả, sự kiện tập trận của NATO là màn chào hàng vũ khí mới của Mỹ để cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Nga.

Sau tập trận Vostok 2018, một vài quốc gia châu Á ngỏ ý muốn có vũ khí của Nga. Indonesia và Ấn Độ là hai khách hàng mua vũ khí lớn nhất thế giới. Không ai khác ngoài Nga và Mỹ cạnh tranh nguồn cung này.

Cuối cùng, vì mục đích gì đi nữa thì thế giới vẫn đứng trước nguy cơ mới, đó là chạy đua vũ trang. NATO “sống dậy” giữa vô vàn căng thẳng khiến hòa bình thế giới bị đe dọa, nguy cơ nổ súng còn nhiều hơn nhiều lần chiến tranh thương mại!

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
NATO “sống dậy” giữa ngổn ngang căng thẳng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO