APEC và bóng dáng “kẻ cả”
Quan hệ đa phương là cơ hội để tiếng nói các nước nhỏ được tôn trọng, ngược lại song phương hóa có thể rơi vào bi kịch "bẻ đũa từng chiếc".
Hợp tác bình đẳng, nhiều bên cùng có lợi nhiều khi chỉ thuần túy là khẩu hiệu của những tổ chức lớn, từ WTO, NATO, EU cho đến APEC. Phải chăng bóng dáng “kẻ cả” là nguyên nhân cản trở tiếng nói chung?
APEC thành lập năm 1989, thoạt đầu là tổ chức nhằm giải quyết vấn đề phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia, và chống lại sức mạnh của Nhật Bản lúc đó là thành viên G8, có âm mưu thâu tóm mọi hoạt động kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương.
APEC bao gồm 21 thành viên, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, lịch sử hơn 30 năm của khối chứng kiến không ít thay đổi theo ý muốn của những nước lớn. Năm 1991, Đài Loan trở thành thành viên APEC, cụm từ “các quốc gia” được thay thế bởi “các nền kinh tế” để tránh vấn đề chính trị với Trung Quốc. Tên gọi “kỳ họp cấp cao” chỉ cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia cũng được thay thế bằng “Hội nghị Thượng đỉnh” để tránh “khó xử” với Đài Loan.
Kể cả Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1993 cũng là ý định ban đầu của Tổng thống Mỹ, Bill Clinton như một công cụ để điều chỉnh vòng đàm phán Uruguay (cho ra đời WTO) - lúc đó đang đi chệch hướng.
Có thể bạn quan tâm
Bất đồng sâu sắc, APEC không tìm được tiếng nói chung
20:01, 18/11/2018
Đà Nẵng bắt tay mở rộng Công viên APEC
01:42, 16/05/2018
Startup Việt EzQ giành giải cao nhất tại IDEAS Show APEC 2018
06:26, 01/08/2018
Đà Nẵng: Hầm chui trăm tỷ phục vụ APEC tái diễn ngập nước
13:15, 30/04/2018
Năm APEC 2017: Nâng tầm doanh nghiệp, khẳng định vị thế
22:00, 02/03/2018
Năm nay, Hội nghị Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Papua New Guine - đó không đơn thuần là quốc gia chủ nhà luân phiên! Đảo quốc này đang là trung tâm trong chiến lược “Tầm nhìn kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” do Mỹ chủ soái chống lại Bắc Kinh.
Chiến lược này vừa được Australia nổ “phát súng” trị giá 2,2 tỷ USD đầu tư vào Papua New Guine và được cho đang xây dựng một căn cứ quân sự ở Vanuatu. Không gian xung quanh Australia và cực Đông Nam ASEAN đang trở nên “nóng bỏng” bởi cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung.
Chiến tranh thương mại đã bơm thêm đáng kể những bất đồng vào hoạt động thường niên của APEC, nơi có cả Trung Quốc lẫn Mỹ và đồng minh, đỉnh cao của nó "phủ bóng đen" lên toàn bộ các thành viên. Việc không có tuyên bố chung nào được đưa ra có nghĩa “tiếng nói chung” bị xé lẻ.
Sự ích kỷ của cường quốc là rất tai hại với hòa bình ổn định trên thế giới, nói không quá rằng “thế giới phẳng” nhưng không bao giờ phẳng với từng quốc gia, ở đó độ lớn về lãnh thổ, quy mô GDP, sự giàu nghèo vẫn rõ ràng.
Không chỉ APEC, nhiều tổ chức lớn trên toàn cầu đang để mâu thuẫn bùng phát ra ngoài. Tổ chức quân sự lớn nhất thế giới - NATO có nguy cơ giải thể, Liên minh châu Âu đối mặt với Brexit, WTO rất ít tác dụng với những nền kinh tế nhỏ…
Mâu thuẫn được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, cả kinh tế và chính trị, song tất cả có mẫu số chung đều xuất phát từ các nước lớn, biến các tổ chức quốc tế thành diễn đàn cáo buộc lẫn nhau - thực chất đó là cạnh tranh chiến lược - có tính lâu dài.
Nên sắc thái của các tổ chức quốc tế cũng thay đổi theo mối quan hệ “nóng” hay “lạnh” giữa các cường quốc. Tại Hội nghị tThượng đỉnh APEC vừa diễn ra, Trung - Mỹ đấu khẩu không khoan nhượng.
Phải chăng mô hình tổ chức của các tổ chức lớn trên thế giới đã quá già cỗi? WTO không thể ngăn chặn chiến tranh thương mại, 19 nền kinh tế còn lại trong APEC không thể có tuyên bố chung vì 2 nước lớn nhất "hục hặc"?.
Thực tế đặt ra vấn đề có tính chất toàn cầu rằng, thế giới đang bước vào thời kỳ song phương? Những dấu hiệu ban đầu cho thấy điều đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump - từ khi lên nắm quyền đã đơn phương rút khỏi 7 tổ chức quốc tế hoặc các hiệp định, hiệp ước đa phương.
Nhân loại đang ngày càng phát sinh nhiều vấn đề chung, sự tan rã đa phương sẽ kéo lùi mọi nỗ lực giải quyết mâu thuẫn này.