Bản đồ năng lượng thế giới được vẽ lại sau cuộc "ly hôn” giữa Qatar và OPEC?
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang đứng trước vấn đề lớn về mặt tổ chức khi thành viên Qatar tuyên bố rút khỏi. Liệu an ninh năng lượng toàn cầu có bị ảnh hưởng?
Rút khỏi OPEC nằm ngoài ý đồ chính trị?
Vùng Vịnh chưa bao giờ là mảnh đất yên bình kể từ cuộc chiến năm 1991, thật oái ăm - nguyên nhân phần lớn nằm ở nguồn dầu mỏ dồi dào, khó tránh khỏi con mắt thèm thuồng từ các nền kinh tế khổng lồ được vận hành bởi nguồn năng lượng này.
Nhưng, Bộ trưởng Năng lượng Qatar cho rằng, rút khỏi OPEC không xuất phát từ động cơ chính trị hay bất đồng nào đó. Điều này có vẻ trái ngược với yếu tố "chính trị - năng lượng - dầu mỏ" vốn rất khó phân biệt trên thế giới.
Quốc gia vùng Vịnh sẽ rút tư cách thành viên khỏi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) từ đầu năm 2019. Thông tin này được Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar – ông Saad al-Kaabi đưa ra trong cuộc họp báo ngày 3/12.
Quyết định này được đưa ra sau khi Qatar - một trong những nước sản xuất dầu nhỏ nhất trong OPEC nhưng lại là nước xuất khẩu khí hóa lỏng (LPG) lớn nhất thế giới muốn rà soát lại các biện pháp nhằm tăng cường vị thế quốc gia trên trường quốc tế và vạch chiến lược dài hạn, bao gồm tập trung vào ngành công nghiệp khí đốt.
Có thể bạn quan tâm
Qatar đối mặt thêm những biện pháp trừng phạt khi hạn chót tối hậu thư đến gần
06:15, 03/07/2017
Điều gì sẽ diễn ra tại cuộc họp OPEC sắp tới?
04:30, 26/11/2018
OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu thế giới tháng thứ 4 liên tiếp
04:20, 14/11/2018
OPEC và Nga "bỏ ngoài tai" đề nghị tăng sản lượng dầu của Mỹ
04:36, 24/09/2018
Các nước tiêu thụ dầu mỏ châu Á cần có tiếng nói ở OPEC
04:31, 27/06/2018
Ông Saad al-Kaabi cho biết: "Qatar đã quyết định rút khỏi địa vị thành viên OPEC từ tháng 1/2019 và quyết định này đã được thông báo đến OPEC vào sáng nay". Tuyên bố trên được Doha đưa ra trước thềm cuộc họp OPEC và đồng minh gồm Nga vào ngày 6-7/12, với chủ đề có hay không cắt giảm sản lượng khai thác để hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, theo ông Kaabi, Qatar vẫn sẽ dự cuộc họp OPEC lần này.
Theo ông Saad al-Kaabi, đây không phải là quyết định dễ dàng khi Qatar đã là thành viên OPEC trong 57 năm, đồng thời khẳng định quyết định không liên quan đến việc Qatar bị Saudi Arabia cùng ba nước Ả Rập khác phong tỏa chính trị và kinh tế từ tháng 6-2017.
Ông Saad al-Kaabi cho rằng quyết định này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của OPEC, do ảnh hưởng của Qatar với các quyết định về khai thác của tổ chức này rất khiêm tốn. Ông Saad al-Kaabi cũng cho biết Qatar sẽ tiếp tục tôn trọng tất cả cam kết của mình như tất cả các nước khai thác dầu không phải là thành viên OPEC khác.
"Không có mợ chợ vẫn đông"
Bản đồ năng lượng thế giới từ năm 2020 đến 2030 sẽ có những thay đổi lớn. Cụ thể, từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, những thay đổi địa chính trị đi kèm biến động trên thị trường năng lượng, nhất là thị trường dầu mỏ, có thể mang nhiều sắc thái.
Cục diện thương mại năng lượng toàn cầu có thể được định hình lại bởi lượng nhập khẩu của Mỹ tiếp tục giảm và các nhà sản xuất tìm thấy thị trường mới. Sản lượng tiếp tục tăng của Mỹ sẽ gây áp lực lên giá dầu toàn cầu, từ đó giảm bớt "đòn bẩy địa chính trị" mà một số nhà cung cấp năng lượng từng nắm trong tay nhiều thập niên qua.
Brazil đang trở thành “ông trùm” trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh học, khi mà sản lượng ethanol đã chiếm tới trên 30% sản lượng của ngành nhiên liệu lỏng của quốc gia Nam Mỹ này. Thậm chí, các "đại gia" nhiên liệu như BP, Shell đã có kế hoạch đầu tư vào Brazil 6 tỷ USD để xây dựng những nhà máy sản xuất ethanol từ cây mía.
Để đón đầu khai thác những nguồn lợi nhuận của kỷ nguyên sinh học mang lại, hãng tô tô trứ danh Ford đã tung ra thị trường loại động cơ vừa chạy xăng, vừa chạy ethanol. Để không bị chậm chân, General Motor (Mỹ), Peugeot (Pháp) và Volkswagen (Đức) cũng trình làng những loại động cơ ô tô chạy ethanol hoặc xăng - ethanol hỗn hợp.
Ông Wolfgang Steiger, phụ trách phòng nghiên cứu nhiên liệu sinh học, cho biết, ngay từ năm 2006 Volkswagen đã cho ra mắt loại động cơ ô tô chạy xăng ethanol hỗn hợp theo tỷ lệ 80:20. Các hãng vận tải ô tô cũng đang thay thế dần những loại xe tại chạy xăng bằng các loại xe chạy dầu thực vật nhằm mục đích tiết kiệm chi phí.
Nhìn tổng thế, có vẻ như việc Qatar rút khỏi OPEC không gây ra tác động nhiều lắm đến an ninh năng lượng của thế giới, thậm chí “không có mỡ chợ vẫn đông”. Có chăng, việc chấm dứt “mối lương duyên" 57 năm giữa một quốc gia vùng Vịnh với OPEC đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về xu hướng đa phương hóa đang thoái trào trên khắp thế giới, từ việc Anh, Italy, Áo đòi rút khỏi EU hay Mỹ dọa "nghỉ chơi" với WTO… Thế nhưng, vì đâu nên nỗi? Không phải là câu hỏi dễ trả lời.
Bất chấp động thái trên của OPEC, giá dầu thô trên thế giới vẫn đang trên đà tăng, do tín hiệu tích cực từ cuộc gặp Mỹ - Trung Quốc hôm qua bên lề G20. Hiện tại, dầu Brent đã tăng 4,42% lên 62,09 USD một thùng. Trong khi đó, dầu thô Mỹ - WTI tăng 4,8% lên 53,37 USD.