Apple và "vết hằn" của thương chiến!
Trong lĩnh vực công nghệ, Apple là một đế chế vững mạnh, trường tồn không đối thủ suốt 10 qua. Nhưng, doanh thu của "siêu công ty" này đã bị sụt giảm, điều gì đang diễn ra?
Rất có thể người ta sẽ không còn háo hức tột bậc với những chiếc điện thoại thông minh của Apple như trước đây. Mọi suy tàn đều bắt nguồn từ khi doanh thu giảm.
Dấu hiệu suy tàn một đế chế?
Với những chiến lược xuất sắc trong kinh doanh và mẫu mã sản phẩm đặc biệt, suốt 10 năm qua Apple đã thống lĩnh thị trường điện thoại thông minh, được xem “bất khả chiến bại”, không một đối thủ nào có thể “qua mặt"!
Nhưng trong báo cáo doanh thu quý 4/2016 (năm tài chính của Apple tính đến tháng 10), Apple cho biết đã bán được 45,51 triệu chiếc iPhone; 9,28 triệu iPad và 4,89 triệu chiếc máy tính Mac đạt doanh thu 46,9 tỉ USD với mức lợi nhuận là 9 tỉ USD.
So cùng kỳ năm ngoái, khi Apple đã đạt mốc doanh thu 51,1 tỉ USD trong đó 11,1 tỉ USD lợi nhuận. Như vậy, Apple đang bị giảm lần lượt 9,8% doanh thu và 18,9% lợi nhuận. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, doanh thu và lợi nhuận của Apple bị sụt giảm.
Thành công duy nhất thể hiện trong báo cáo của Apple đó là mảng dịch vụ, bao gồm iCloud, iTunes, Apple Music, đã tăng trưởng 24% và đem về 24,3 tỉ USD cho công ty cho cả năm 2016.
Sự sụt giảm doanh số của Apple đã kéo cổ phiếu nhiều đối tác tại châu Âu sụt giảm. Cổ phiếu AMS và ST Microelectronics, 2 đối tác cung cấp Chip tại Châu Âu của Apple đã giảm lần lượt 19% và 7% trong những ngày đầu năm mới.
CEO Tim Cook đã viện dẫn rất nhiều lý do, như doanh số iPhone giảm, đồng đô la Mỹ tăng giá mạnh, quá nhiều sản phẩm mới và nền kinh tế tồi tệ ở các thị trường mới nổi...
Ông cũng nói rằng chương trình nâng cấp pin 29 USD mà Apple đã giới thiệu nhằm tránh vụ bê bối về việc điều chỉnh tốc độ của điện thoại iPhone cũ, làm tổn thương chu kỳ nâng cấp iPhone mới của người dùng. Hãng cũng xác nhận rằng sản phẩm mới của họ không cung cấp bất kỳ tính năng nào hấp dẫn cho người tiêu dùng.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự sụt giảm này trong khi Apple là "ông trùm" làng công nghệ suốt 10 năm qua. Phải chăng là sự bất tín nơi người tiêu dùng, hay một lý do nào khác?
Thấm đòn thương chiến
Các nhà phân tích nhận định, Apple là đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Một phần lý do xuất phát từ lo ngại rằng tình hình căng thẳng sẽ khiến khách hàng Trung Quốc không còn mặn mà đối với các thương hiệu đến từ Mỹ.
Các thương hiệu Smartphone nội địa được ủng hộ nhiều hơn khi Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc. Cộng đồng mạng Trung Quốc - do đó kêu gọi tẩy chay hàng iPhone, các doanh nghiệp thưởng cho nhân viên nếu sử dụng hàng "Made in China" như Huawei, Oppo, Xiaomi.
Có thể bạn quan tâm
Đừng tưởng may mặc được hưởng lợi bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
11:30, 13/12/2018
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?
11:01, 29/11/2018
Apple kêu gọi Mỹ ban hành luật quyền riêng tư liên bang
04:02, 26/10/2018
Trong hai ngày 7 và 8/1, phái đoàn Mỹ đang có chuyến thăm Bắc Kinh để đàm phán về các vấn đề còn vướng mắc trong cuộc chiến thương mại. Cả hai phía Mỹ và Trung Quốc đều có những phát biểu tương đối lạc quan về khả năng đạt được một thỏa thuận, nhưng thực ra đó là một điều không hề đơn giản nếu nhìn vào thực tế hoạt động xuất nhập khẩu của hai bên.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ của nhiều công ty nước này. Dù vậy, đôi bên không còn nhiều thời gian để giải quyết vấn đề này cũng như ngăn chặn tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ khi đầu tư ở Trung Quốc.
Huawei Technologies Co., nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất Trung Quốc - từ lâu đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ và đồng minh về việc tạo điều kiện "thuận lợi" cho các hoạt động gián điệp. Doanh nghiệp này cũng đang chạy đua trong việc phát triển công nghệ 5G và sở hữu 1/10 số bằng sáng chế thiết yếu trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, nỗ lực của Huawei vừa bị Mỹ dội "gáo nước lạnh". Washington đã ban hành lệnh cấm sử dụng thiết bị Huawei trong hệ thống công quyền, quân sự và khuyến khích các nước khác có động thái tương tự. Thậm chí, Mỹ còn muốn buộc các công ty có làm ăn với chính phủ phải ngưng sử dụng phần cứng và công nghệ của Huawei.
Trung Quốc là một thị trường tiềm năng của "táo khuyết", nhưng giờ đây Apple không còn "dễ thở" ở đây. Tim Cook và các cộng sự cần có một chiến lược mới để mở rộng thị trường và lánh nạn thương chiến.
Nhưng việc thay đổi này là rất khó vì còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau. Rõ ràng chiến tranh thương mại đã làm thiệt hại kinh tế trông thấy cho Apple nói riêng và kinh tế Mỹ nói chung.