Giám đốc điều hành của Apple đã kêu gọi ban hành "luật riêng tư liên bang toàn diện" tại Hoa Kỳ trong một bài phát biểu tại một hội nghị về quyền riêng tư ở Brussels.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi các công ty công nghệ như Facebook và Google thấy mình nằm ở trung tâm chỉ trích sau những vụ bê bối về cách xử lý dữ liệu của người dùng.
"Chính sách tốt và ý chí chính trị có thể kết hợp với nhau và bảo vệ quyền của mọi người", Cook nói và nhấn mạnh, đã đến lúc phần còn lại của thế giới bao gồm đất nước của tôi theo sau sự lãnh đạo của các bạn.
Có thể bạn quan tâm
04:06, 05/07/2018
13:32, 26/06/2018
20:43, 18/10/2017
15:08, 21/06/2017
18:35, 25/08/2016
Apple hoàn toàn ủng hộ một đạo luật riêng tư liên bang toàn diện tại Hoa Kỳ. "Ở California, các nhà lập pháp gần đây đã thông qua một luật bảo vệ dữ liệu toàn tiểu bang. Điều này có thể mở đường cho việc xây dựng quy định toàn quốc, mặc dù vẫn chưa rõ liệu Apple có tham gia vào quá trình xây dựng này không", ông Cook cho biết.
Ông cũng chỉ trích các thực tiễn được sử dụng bởi các công ty công nghệ lớn khác như Facebook và Google và cho rằng rằng dữ liệu đang được "vũ khí hoá”.
"Đối với thông tin riêng của chúng ta, từ thông tin hàng ngày đến thông tin cá nhân đang được vũ khí hóa. Cực đoan hơn, quá trình này tạo ra một hồ sơ kỹ thuật số toàn diện và cho phép các công ty biết về bạn nhiều hơn bạn có thể biết chính mình", ông Cook nhận định.
Bình luận của Tim Cook tại Hội nghị quốc tế lần thứ 40 về An ninh dữ liệu và bảo mật (ICDPPC) đã nhận được những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Nhiều nhà quản lý về an ninh dữ liệu của thế giới đã tập trung ở Brussels - một thành phố ngày càng đi đầu trong quản lý ngành công nghệ - khi hội nghị diễn ra cùng với việc giới thiệu Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) được ban hành hồi đầu năm nay.
GDPR đề cập đến một phần của đạo luật nhằm mục đích cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát dữ liệu cá nhân được thu thập bởi các công ty công nghệ cao. Nó có hiệu lực vào tháng 5 vừa qua, chỉ vài tuần sau vụ bê bối lạm dụng dữ liệu Cambridge Analytica liên quan đến Facebook.
Vụ bê bối cũng khiến các chính phủ trên toàn thế giới cân nhắc hành động nhằm vào một lĩnh vực luật pháp thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, các nhà lập pháp Hoa Kỳ được xem là tụt hậu so với các nhà lập pháp châu Âu.
CEO của Apple đã ca ngợi việc "triển khai thành công" GDPR này. Trong một thông điệp rõ ràng cho những công ty công nghệ khổng lồ, CEO Tim Cook khẳng định các công ty có trụ sở tại Mỹ không cần phải sợ hãi luật pháp nghiêm ngặt hơn về quyền riêng tư.
"Cuộc khủng hoảng này là có thật. Nó không phải là tưởng tượng, hay phóng đại, hay điên rồ. Và những người tin tưởng vào tiềm năng tốt đẹp của công nghệ không cần lo sợ vào thời điểm này", ông Cook nói.
Theo Cook, Apple hoàn toàn ủng hộ một đạo luật liên bang toàn diện về quyền riêng tư ở Mỹ. Ở đây, và ở khắp mọi nơi, nó phải được bắt nguồn từ bốn quyền thiết yếu, đó là quyền giảm thiểu dữ liệu cá nhân, quyền được biết, quyền được tiếp cận, và quyền được bảo vệ.