Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ I): Giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới 13/03/2019 11:01

Mặc dù trong năm 2019 kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng cao so với các nền kinh tế phát triển khác, tăng trưởng bao gồm cả nền kinh tế thực lẫn thị trường tài chính dường như đã tới những giới hạn nhất định.

Mối lo ngại về sự suy thoái của kinh tế Mỹ có thể đến trong năm 2019 xuất phát từ những xem xét mức sinh lời trên các thị trường tài sản…

p/Kinh tế Mỹ đã và đang cho thấy nhiều dấu hiệu suy giảm trong năm 2019. (Biểu đồ: Tăng trưởng GDP Mỹ qua các năm so với cùng kỳ)

Kinh tế Mỹ đã và đang cho thấy nhiều dấu hiệu suy giảm trong năm 2019. (Biểu đồ: Tăng trưởng GDP Mỹ qua các năm so với cùng kỳ)

Những dấu hiệu suy thoái

Chuyên gia kinh tế Raul Elizable cho biết, trước mỗi cuộc suy thoái vào năm 2001 và 2008, các chỉ số bán lẻ, sản xuất công nghiệp đạt đỉnh và mức thất nghiệp đạt mức đáy. Trong khi đó, các chỉ số bán lẻ và sản xuất công nghiệp hiện nay đều đang ở đỉnh. Điều đó cho thấy suy thoái kinh tế có thể xảy ra chỉ vài tháng sau khi các chỉ số này ở đỉnh và ở đáy (đối với mức thất nghiệp). Nghĩa là, suy thoái kinh tế Mỹ có thể xảy ra năm 2019.

Có thể bạn quan tâm

  • Bầu cử giữa kỳ và những ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

    Bầu cử giữa kỳ và những ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ

    04:20, 01/11/2018

  • [eMagazine] Kinh tế Mỹ dưới thời Donald Trump

    [eMagazine] Kinh tế Mỹ dưới thời Donald Trump

    12:01, 21/09/2018

  • Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

    Triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ra sao?

    11:20, 30/08/2018

  • Washington đang thổi bùng nền kinh tế Mỹ

    Washington đang thổi bùng nền kinh tế Mỹ

    12:19, 23/02/2018

Còn nhìn vào mức sinh lời của các thị trường tài sản thì thấy được điều này rõ hơn, logic hơn. Tỷ lệ giá trị tài sản hộ gia đình trên thu nhập cũng thường đạt đỉnh trước khi quay đầu giảm. Khi thị trường chứng khoán và/hoặc thị trường bất động sản tăng trưởng tốt, thì thu nhập của hộ gia đình từ các nguồn sinh lời này tăng lên trong tổng thu nhập. Khi mức sinh lời từ các thị trường này chậm lại rồi suy giảm thì tỷ lệ này sẽ suy giảm.
Giá trị tài sản của hộ gia đình Mỹ đã tăng 200% trong 9 năm qua, chủ yếu do giá chứng khoán tăng 4 lần và giá nhà ở phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng. Trong khi đó, thu nhập của hộ gia đình trung bình chỉ tăng 7% trong cùng khoảng thời gian. Hiện tại, nguồn sinh lời chủ yếu của hộ gia đình Mỹ đến từ của cải chứ không phải từ thu nhập.

  Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), Mỹ- nền kinh tế lớn nhất thế giới, có thể sẽ tăng trưởng chậm lại, chỉ đạt 2,5% trong năm 2019 và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,7% năm 2020.

Tỷ lệ tài sản trên thu nhập ở Mỹ trong quý IV/2018 giảm sút do thị trường chứng khoán và giá bất động sản yếu đi. Vì thu nhập cũng chỉ tăng nhẹ, tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm xuống trừ khi giá tài sản lại tiếp tục tăng như cả thập kỷ vừa qua. Sự đi xuống của tỷ lệ này chính là điềm báo trước suy thoái.

Như vậy, khó mà khẳng định là giá tài sản sẽ tăng hay giảm trong vài tháng tới, nhưng có nhiều lý do để lo lắng như chiến tranh thương mại, bất ổn chính trị, lãi suất đồng USD tăng…

Giai đoạn chậm lại và suy thoái

Chuyên gia kinh tế John Mauldin cũng đưa ra những nhận định về khả năng xảy ra cuộc suy thoái kinh tế Mỹ trong năm 2019. Tác giả và một số đồng nghiệp thảo luận về khả năng này dựa trên ba khía cạnh: sác xuất của suy thoái, điều kiện tín dụng và đánh giá chứng khoán.

Những căn cứ này cho thấy rằng, nền kinh tế Mỹ đang ở vào giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng kinh tế (phục hồi, tăng trưởng, giai đoạn đỉnh, giai đoạn chậm lại và suy thoái). Tức là hiện nay nền kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn đỉnh, chuẩn bị bước vào giai đoạn đi xuống và suy thoái. Một chu kỳ này thường kéo dài 10 năm, và đến năm 2019 đã là hơn 10 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, và được xem là một chu kỳ tăng trưởng khá dài.

Để tính toán khả năng của cuộc suy thoái sắp tới, ông John Mauldin sử dụng mô hình thuật toán ứng dụng các chỉ số cơ bản của 35 quốc gia như cung tiền tệ, đường cong lợi tức, giấy phép xây dựng, niềm tin tiêu dùng và kinh doanh, giá cổ phiếu và sản xuất công nghiệp chế tạo. Kết quả cho thấy khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ sẽ tăng cao vào cuối 2019.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Mark Davis cũng cho rằng kinh tế Mỹ chưa rơi vào suy thoái trong năm 2019, nhưng sẽ có nguy cơ cao vào năm 2020. Bởi vì, thuế giảm, giá gas thấp, niềm tin tiêu dùng và kinh doanh vẫn cao vẫn đang hỗ trợ tích cực cho kinh tế Mỹ trong năm nay.

Những nhận định nêu trên cũng khá trùng khớp với cảm nhận của các nhà đầu tư trên các thị trường tài chính hiện nay khi thị trường dường như rất nhạy cảm với những thông tin bất ổn. Chẳng hạn, chỉ cần một bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump về đàm phán thương mại Mỹ-Trung, hay một thông tin từ Brexit, từ nền kinh tế Trung Quốc… thì cũng đủ gây ra biến động đảo chiều ngay lập tức trên thị trường chính toàn cầu. Tình trạng này nói lên một điều rằng mức tăng trưởng ở các thị trường tài chính dường như đã đạt đỉnh hoặc đang ở đỉnh, khả năng đi xuống là khá cao.

Kỳ II: Những bằng chứng từ nền kinh tế thực

TS. Bùi Ngọc Sơn - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới