[Đối đầu Mỹ - Trung]: Bài 2: Kịch liệt trên đấu trường công nghệ

Việt Nga 23/03/2019 11:10

Khi mà chưa ai có thể đoán định được kết quả của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung tới đây, thì ở một khía cạnh nào đó, người ta lại lo lắng về một “kỷ băng hà” trong quan hệ hai nước này.

Thế giới xem những kế hoạch và mục tiêu trong Chiến lược "Made in China 2025" là dấu hiệu cho thấy những khát vọng và mong muốn của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

Sự thành công đột phá của các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ là không thể phủ nhận, thậm chí có nhiều công ty còn góp mặt trong top đầu các công ty công nghệ thế giới.

Những nhà quán quân mới này bao gồm các công ty hàng đầu như Baidu, Alibaba, Tencent hay iFlytek, là các công ty lớn tham gia trong lĩnh vực AI...

Đáng chú ý là lĩnh vực công nghệ mới này có sự đóng góp chủ yếu từ khối kinh tế tư nhân. Những công ty này tương đối độc lập với định hướng của Nhà nước, trong khi đó họ được hưởng lợi từ sự hỗ trợ và đầu tư mạnh mẽ của Nhà nước.

Alibaba là một trong những tập đoàn công nghệ của Trung Quốc

Alibaba là một trong những tập đoàn công nghệ của Trung Quốc, có đóng góp quan trọng cho những cơ sở và phòng thí nghiệm quốc gia để phát triển AI.

Tuy nhiên, điều đó đang bắt đầu thay đổi. Dường như Bắc Kinh đang trong quá trình siết chặt dần việc quản lý các công ty công nghệ.

Trong một vài năm gần đây, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các công ty công nghệ của Trung Quốc, cũng như tham vọng không dấu diếm mang tên "Made in China 2025" đã gây ra sự quan ngại mạnh mẽ, không chỉ trong các nhà lãnh đạo Mỹ mà còn cả các nước phương Tây về cách mà các công ty Trung Quốc vận hành, cũng như “lịch sử đen” về các vi phạm bản quyền, trộm cắp tài sản trí tuệ (IP), chuyển giao công nghệ…

Có thể bạn quan tâm

  • [Đối đầu Mỹ - Trung]: Bài 1: Mấu chốt “Made in China 2025”

    [Đối đầu Mỹ - Trung]: Bài 1: Mấu chốt “Made in China 2025”

    14:00, 21/03/2019

  • Nhượng bộ Mỹ, Trung Quốc âm thầm tái thực hiện

    Nhượng bộ Mỹ, Trung Quốc âm thầm tái thực hiện "Made in China 2025"?

    06:00, 31/12/2018

  • Trung Quốc “vỡ mộng” Made in China 2025?

    Trung Quốc “vỡ mộng” Made in China 2025?

    11:23, 22/12/2018

  • Cảnh giác với hạ tầng công nghệ “made in China”?

    Cảnh giác với hạ tầng công nghệ “made in China”?

    08:00, 15/12/2018

Những cáo buộc này không phải không có căn cứ, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ đã từng công bố báo cáo, trong đó có chỉ ra rõ những hoạt động thực tiễn của Trung Quốc liên quan đến IP và chuyển giao công nghệ. 

Bên cạnh đó, vào mùa Thu năm 2018, Bộ Tư pháp Mỹ đã công bố một loạt các bản cáo trạng, nhắm đến nhiều công ty hoạt động trong ngành công nghiệp chiến lược mới nổi nằm trong dạng ưu tiên của Trung Quốc.

Trong khi đó, một số chính sách của Trung Quốc có xu hướng hướng tới chủ nghĩa bảo hộ trong việc biện minh cho việc loại trừ các công ty công nghệ nước ngoài với một ưu tiên dành cho các công nghệ “bảo mật và có thể kiểm soát được”.

Tuy nhiên, mối đe dọa ngắn hạn do các công nghệ gian lận và gây thiệt hại này thể hiện đang bắt đầu bị lu mờ bởi nhận thức về thách thức trong dài hạn về việc Trung Quốc sẽ trỗi dậy như một đầu tàu về các công nghệ mới nổi.

Mô hình đổi mới này của Trung Quốc đang mở rộng sang tập trung vào chuỗi công nghệ mới mà vượt ra ngoài lĩnh vực sản xuất. Chẳng hạn, vào năm 2018, các ngành công nghiệp chiến lược mới nổi được ước tính đã đóng góp khoảng 20% tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc trong thập kỷ qua.

Đặc biệt, AI ban đầu không được đưa vào kế hoạch “Made in China 2025”, chỉ mới nổi lên gần đây như là một ưu tiên rõ ràng của Bắc Kinh.

Ở đây, Trung Quốc cũng học hỏi được từ các nước khác trong việc tạo ra những chính sách công nghiệp của riêng mình. Đặc biệt, Văn phòng chính sách khoa học và công nghệ của Mỹ (OSTP) đã công bố một số kế hoạch và lộ trình vào giữa và cuối năm 2019 mà dường như làm nguồn cảm hứng cho các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vài một thời điểm khi Bắc Kinh ngày càng quan ngại về AI.

Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ những nỗ lực ban đầu này nhiều hơn so với Mỹ trong việc xây dựng được dựa trên nền tảng chính sách đó để thúc đẩy sự đổi mới, với một tốc độ và quy mô thực hiện có xu hướng làm cho Mỹ ghen tị.

Trung Quốc đang nhiệt tình theo đuổi AI. Đặc biệt, kế hoạch phát triển AI thế hệ mới, được công bố tháng 7/2017, phù hợp với một sự huy động lớn các nguồn tài chính và tài nguyên quốc gia để hỗ trợ siêu dự án AI này theo các cách có thể rất không hiệu quả, nhưng có lẽ sẽ phát huy trong dài hạn.

Trong những phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại một phiên họp nghiên cứu của Bộ Chính trị về việc thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của AI, ông đã nhấn mạnh: “thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ AI mới là một tay nắm chiến lược quan trọng để Trung Quốc đạt được thế chủ động trong cuộc cạnh tranh về khoa học và công nghệ toàn cầu”.

Ông khẳng định rằng Trung Quốc “phải chiếm lĩnh các đỉnh cao của công nghệ then chốt và cốt lõi”. Trong khi những tham vọng này đã bắt đầu chi phối các tiêu đề báo chí trên khắp thế giới, thì việc ông Tập Cận Bình nhấn mạnh vào “các công nghệ cốt lõi” là một chủ đề nhất quán xuyên suốt nhiệm kỳ của ông.

Nếu Trung Quốc tự nhận thấy mình “đang trong cuộc chiến nắm bắt trình độ đổi mới cao”, thì các chính sách của Mỹ có thể chỉ làm tăng thêm ý chí và quyết tâm chiến đấu của họ. Đặc biệt, những quan ngại về các công nghệ “then chốt và cốt lõi” thậm chí còn sâu sắc hơn sau lệnh cấm xuất khẩu chất bán dẫn của Mỹ với ZTE.

Ngay cả khi tác động của cuộc chiến thương mại đối với nền kinh tế Trung Quốc, trong đó có một số ngành công nghiệp được ưu tiên trong chính kế hoạch “Made in China 2025”, đã trở nên sâu sắc hơn, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho đến nay chỉ có những động thái mang tính tượng trưng để phản ứng lại sự chống trả của Mỹ trước các yếu tố trục lợi và có vấn đề của các chính sách và hành vi của Trung Quốc.

Sự phản ứng mạnh mẽ đối với “Made in China 2025” đã dẫn đến ít nhất là những thay đổi ở bề ngoài đối với các cách tiếp cận của Trung Quốc với các chính sách công nghiệp, chẳng hạn như bỏ nhấn mạnh vào cụm từ và cái mác “Made in China 2025” trong một số tài liệu mới nhất.

Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy các sáng kiến cơ bản đang tiếp tục mà không có sự thay đổi đáng kể nào. Ngay cả khi cụm từ “Made in China 2025” trở nên ít nổi bật hơn, thì việc nó biến mất có lẽ cũng chỉ là một dấu hiệu bề ngoài!!!

Thông thường, các đánh giá của Mỹ về năng lực công nghệ của Trung Quốc dao động giữa việc gạt bỏ và đánh giá quá cao. Thậm chí tại Mỹ có một luồng quan điểm cho rằng Trung Quốc thực tế không có khả năng đổi mới và chỉ đạt được tiến bộ trên cơ sở gián điệp mạng thương mại và đánh cắp tài sản trí tuệ.

Là một đối thủ cạnh tranh, Trung Quốc có lẽ là thách thức duy nhất, nhưng không phải là không thể bác bỏ. Mô hình đổi mới nằm ở trung tâm của cách tiếp cận của Trung Quốc với cuộc cạnh tranh chiến lược.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có những điểm mạnh nhất định nhưng cũng có thể tự chuốc lấy thất bại do những mâu thuẫn cơ bản. Mặc dù chính sách công nghiệp có thể bị chê bai là một cách tiếp cận không hiệu quả với việc phân bổ nguồn lực.

Nhưng một số yếu tố nhất định trong chính sách của Trung Quốc là thông minh và trên thực tế, dường như được truyền cảm hứng từ những gì Mỹ đã thực hiện thành công trong quá khứ. Về vấn đề này, Trung Quốc có thể đã học được những bài học đúng đắn từ các chính sách của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, bao gồm cả việc công nhận giáo dục là một đòi hỏi quốc gia để cạnh tranh, và các nhà hoạch định chính sách Mỹ ngày nay cũng phải xem lại di sản đó.

Mức độ quan ngại và chú ý đối với kế hoạch “Made in China 2025” cũng nên được hướng vào các sáng kiến mới của Trung Quốc trong giáo dục STEM (một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) bao gồm cả phát triển tài năng AI.

Trong nhiều khía cạnh, Mỹ và Trung Quốc ngày nay đang ở trong một “cuộc chạy đua tài năng” hơn là một cuộc chạy đua vũ trang.

Chẳng hạn, cá nhân ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng “cạnh tranh về sức mạnh quốc gia toàn diện là cạnh tranh tài năng. Bất cứ quốc gia nào có lợi thế về tài năng cuối cùng cũng sẽ sở hữu lợi thế về sức mạnh”.

Thái độ này thể hiện khá rõ trong việc tuyển dụng nhân tài hàng đầu được đặt mục tiêu cao trong các lĩnh vực then chốt thông qua một loạt các kế hoạch tài năng, điều trái ngược hoàn toàn với việc Mỹ hạn chế nhập cư mà đang bắt đầu ngăn cản các sinh viên và nhà khoa học hàng đầu đến và ở lại.

Mỹ cũng phải coi trọng cuộc cạnh tranh này, thừa nhận rằng việc khôi phục nền giáo dục Mỹ và đánh giá lại các chính sách của chúng ta về nhập cư là một trong những phản ứng chính sách quan trọng – và rõ ràng - nhất mà tác động đối với chúng có thể kéo dài.

Cuối cùng, Mỹ không thể kiểm soát các chính sách của Trung Quốc hoặc kiềm chế những tham vọng của nước này. Mỹ chỉ có thể phối hợp với các đồng minh và đối tác để gây áp lực lớn hơn là một tiến trình hành động quan trọng trong tương lai.

Mặc dù các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải nhận ra sự nguy hiểm của sự tự mãn khi đối mặt với những tiến bộ và khát vọng của Trung Quốc, nhưng cũng có những lý do để nhận ra khả năng là những căng thẳng và mâu thuẫn tiềm ẩn phía dưới những thành công của nước này có thể làm xói mòn mô hình đổi mới của nó trong thời gian dài.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Mỹ có thể chọn phản ứng lại theo những cách tập trung trước hết và quan trọng nhất vào việc thúc đẩy sự đổi mới và khả năng cạnh tranh của Mỹ.

Việt Nga