Trung Quốc được cho là đang cân nhắc đình hoãn chiến lược “Made in China 2025" để nhượng bộ Mỹ nhằm sớm chấm dứt chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, dư luận thế giới vẫn hoài nghi đây chỉ là một kế “lui binh”, chứ không phải là động thái “giã từ vũ khí”.Sở dĩ Mỹ phản đối chiến lược “Made in China 2025” là do chính phủ Trung Quốc dùng trợ cấp và các biện pháp khác như cưỡng bức chuyển nhượng công nghệ… để giúp các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm được ưu thế cạnh tranh trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), người máy, bán dẫn...
“Lui binh” chỉ là chiến thuật
Theo giới phân tích quốc tế, động thái nói trên của Trung Quốc là khá bất ngờ, nhưng chưa rõ đây là cách Trung Quốc muốn làm dịu căng thẳng thương mại với Mỹ, hay tiến tới chấm dứt chiến lược này.
Có thể bạn quan tâm
11:30, 13/12/2018
11:42, 04/12/2018
11:57, 02/12/2018
11:01, 29/11/2018
02:55, 24/11/2018
Ngay cả Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cũng cho rằng, động thái nói trên của Trung Quốc cho thấy quốc gia này có ý giảm nhẹ tầm quan trọng của chiến lược “Made in China 2025”, song còn quá sớm để khẳng định chiến lược đó đã bị khai tử.
Theo Bloomberg, Trung Quốc có thể sẽ lùi mục tiêu của một số lĩnh vực trong chiến lược “Made in China 2025 lại 10 năm, tức là lùi giới hạn tới năm 2035, để nhượng bộ Mỹ nhằm giảm bớt căng thẳng hiện nay.
Tờ The Wall Street Journal (Mỹ) dẫn nhiều nguồn tin từ Trung Quốc cho biết, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của Bắc Kinh đang soạn thảo một chính sách công nghệ mới để thay thế “Made in China 2025”.
Nội dung trọng điểm của chính sách mới là giảm thiểu vai trò chủ đạo của Nhà nước, chính phủ sẽ có thái độ cởi mở và tạo nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Trung Quốc.
Nhưng liệu Tổng thống Mỹ Donald Trump có tin vào động thái nói trên của Trung Quốc hay không. Chắc chắn là không! Bởi vì, chính quyền Mỹ thừa biết, chừng nào còn sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), thì chừng đó Trung Quốc vẫn cần “Made in China 2015”. Bởi vì, đây là “Giấc mộng Trung Hoa”, giúp Trung Quốc sẽ làm bá chủ toàn cầu.
Không bỏ mục tiêu bá chủ toàn cầu
Trong bối cảnh Huawei đang gặp hạn, thì hàng loạt các mặt trận khác cũng đang được mở ra nhằm chống lại Trung Quốc. Sau khi Mỹ, Nhật, Australia và New Zealand cấm sử dụng các sản phẩm “cơ sở hạ tầng mạng” của Huawei, Đức cũng đang tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát tập đoàn này; còn Pháp cũng ngày càng dè chừng với Huawei.
Mặc dù chưa rõ liệu Huawei có gặp vấn đề pháp lý hay không, nhưng có nhiều suy đoán cho rằng tập đoàn này có thể sẽ bị cấm vận xuất khẩu giống như ZTE. Trừng phạt ở mức độ nói trên - một khi được áp dụng - sẽ là thảm họa đối với Huawei và "làm trật đường ray" tham vọng triển khai mạng 5G ở quy mô thương mại lớn vào năm 2020 của Bắc Kinh.
Việc “lui binh” của Trung Quốc đối với “Made in China 2025” chỉ là một trong những yêu cầu của Mỹ đối với Bắc Kinh. Để giải quyết được bất đồng thương mại Mỹ- Trung trong 90 ngày, thì Trung Quốc buộc phải “xuống thang” hơn nữa và chấp nhận đàm phán tất cả các yêu cầu do Mỹ đưa ra, được Trung Quốc thể hiện trong 143 điều khoản liên quan đến nội dung đàm phán.
"Made in China 2025" là một chiến lược quan trọng của Trung Quốc. Giờ đây, chiến lược đó đang được ông Tập dấu bớt đi, nhưng chắc cũng chỉ dấu được một thời gian thôi.