Cẩn trọng với rủi ro từ USD

Nham Biền 07/04/2019 09:01

FED ngừng tăng lãi suất cơ bản, trong khi kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng đang có dấu hiệu chậm lại, sẽ tiềm ẩn rủi ro sụt giảm đối với USD.

Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, FED đã quyết định không tăng lãi suất cơ bản trong năm 2019 và phải đến sang năm 2020 mới tăng một hoặc hai lần nữa nếu kinh tế Mỹ không rơi vào suy thoái.

p/USD và đang có xu hướng sụt giảm dần sau khi FED tuyên bố ngừng tăng lãi suất cơ bản.p/Biểu đồ: diễn biến USD index từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2019.

USD và đang có xu hướng sụt giảm dần sau khi FED tuyên bố ngừng tăng lãi suất cơ bản. Biểu đồ: diễn biến USD index từ tháng 3 đến đầu tháng 4/2019.

Thận trọng cho chắc

Xưa nay, chính sách tiền tệ của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (FED) luôn là một trong những nhân tố tác động mạnh đến kinh tế thế giới, khiến các nền kinh tế khác luôn phải lưu ý để có những điều chỉnh chính sách kịp thời. Sở dĩ FED đóng vai trò lớn như vậy do Mỹ là nền kinh tế lớn nhất thế giới suốt từ nhiều thập kỷ nay, đồng USD được sử dụng nhiều trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại cũng như dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Mặc dù mức độ ảnh hưởng của USD đã giảm đi nhiều, nhưng hiện tại và cả trong tương lai vẫn còn rất đáng kể. Cũng vì thế mà mọi quyết sách về chính sách tiền tệ của FED đều được chờ đợi, phân tích, đánh giá và ứng phó rất thận trọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ II): Những bằng chứng từ nền kinh tế thực

    Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ II): Những bằng chứng từ nền kinh tế thực

    13:19, 18/03/2019

  • Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ I): Giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng

    Kinh tế Mỹ 2019 (Kỳ I): Giai đoạn cuối của chu kỳ tăng trưởng

    11:01, 13/03/2019

  • Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019

    Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ II): Các rủi ro bao trùm năm 2019

    11:01, 17/02/2019

  • Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    Kinh tế thế giới giảm đà (Kỳ I): Các nền kinh tế lớn suy giảm tăng trưởng

    15:10, 14/02/2019

  • E ngại kinh tế thế giới 2019

    E ngại kinh tế thế giới 2019

    11:01, 05/01/2019

Sau nhiều năm duy trì mặt bằng lãi suất cơ bản đồng USD ở mức rất thấp và bơm khối lượng tiền lớn chưa từng thấy vào thị trường tài chính tiền tệ, cuối năm 2015 FED bắt đầu tăng lãi suất cơ bản và giảm khối lượng tiền đã bơm vào thị trường. Từ đó đến nay, FED đã 9 lần tăng lãi suất cơ bản với mức độ rất nhỏ giọt. Sau khi tăng lãi suất vào cuối năm ngoái, FED đã quyết định không tăng lãi suất cơ bản, và ngừng rút tiền ra khỏi thị trường tài chính tiền tệ.

  USD nhiều khả năng sẽ yếu đi. Các nền kinh tế trên thế giới phải nhanh chóng có đối sách thích hợp để tránh bị thiệt hại khi sử dụng USD trong giao dịch quốc tế, dự trữ ngoại hối.

Chủ tịch FED Powell lập luận cho những quyết sách nói trên của FED bằng lo ngại về triển vọng không được tốt đẹp của kinh tế Mỹ. Theo ông Powell, tuy tỷ lệ thất nghiệp và mức độ lạm phát của Mỹ vẫn rất thấp và không đáng lo ngại, nhưng tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư vào sản xuất kinh doanh ở Mỹ đã suy giảm rõ rệt. Thêm vào đó, việc chính phủ liên bang Mỹ bị ngừng hoạt động trong thời gian dài kỷ lục và sự suy giảm tác động của cuộc cải cách thuế của chính quyền Trump cũng như môi trường kinh tế đối ngoại xấu đi, tăng trưởng kinh tế và thương mại thế giới sụt giảm… đều tác động tiêu cực tới kinh tế Mỹ.

Trong quyết định nói trên của FED không có sự đồng thuận quan điểm sâu rộng của các quan chức FED khi chỉ có 11/17 thành viên của Hội đồng Thống đốc của FED tin rằng quyết sách đó là đúng đắn. Đáng chú ý, FED đưa ra quyết định mới này trong bối cảnh chính sách tiền tệ của NHTW trên thế giới gần như đều không thay đổi hoặc tiếp tục nới lỏng để không làm cho quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế của nước đó bị "hụt hơi".

Tránh thiệt hại vẫn hơn

FED không tăng lãi suất cơ bản nữa nên USD không duy trì được mức độ mạnh lên trong thời gian qua, trong khi các đồng tiền chủ chốt khác không bị yếu đi hoặc còn mạnh lên so với USD. Thực ra, cả về lý thuyết cũng như trên thực tế, FED ngừng tăng lãi suất cơ bản do đã xuất hiện những dấu hiệu rủi ro gia tăng đối với kinh tế ở Mỹ. Một khi đã thận trọng như thế thì FED không thể đưa ra quyết sách cho chính sách tiền tệ dài hạn. Từ đó có thể thấy FED luôn tỏ ra chủ động và kiểm soát được tình hình. Nhưng cũng không loại trừ khả năng trong năm nay hoặc ngay trong thời gian tới, khi có đột biến xảy ra, FED sẽ lại có quyết sách khác.

Một nguyên nhân khác là FED không muốn hiềm khích với ông Trump. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ông Powell vào cương vị đứng đầu FED, nhưng thời gian vừa qua, ông Trump lại có những phát ngôn không hài lòng với chính sách tiền tệ của FED. Hiện tại, ông Trump không thể sa thải ông Powell nhưng có thể gây khó khăn không nhỏ cho ông Powell và gia tăng áp lực mạnh mẽ đối với FED. Rõ ràng, FED và ông Powell cũng có ý muốn xoa dịu ông Trump.

Đối với các nền kinh tế trên thế giới, có thể rút ra được từ đây hai nhận thức quan trọng: Thứ nhất, trong thời gian tới đồng USD nhiều khả năng sẽ yếu đi, chứ khó có thể mạnh hơn và rủi ro tiền tệ liên quan đến USD sẽ tăng lên, chứ không giảm bớt đi. Các nền kinh tế này phải nhanh chóng có đối sách thích hợp cho thời gian tới để tránh bị thiệt hại nhiều khi sử dụng USD trong mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và tài chính. Thứ hai, triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay chắc chăn sẽ không tốt đẹp. Xem ra Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng không quá lời khi cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới hiện trong tình trạng khó khăn.

Nham Biền