“Vòng xoáy” nông sản từ cuộc chiến Mỹ- Trung
Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu nông sản của Mỹ sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia khác xuất khẩu nông sản vào thị trường này, trong đó có Việt Nam.
Vừa qua, Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ nhằm đáp trả lại tuyên bố của Tổng thống Mỹ áp thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại Trung Quốc từ 1/9 tới.
Trung Quốc tẩy chay nông sản Mỹ
Ông Zippy Duvall, Chủ tịch Liên hiệp Nông trại Mỹ cho biết, xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 1,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, và nông dân Mỹ có nguy cơ mất thị trường xuất khẩu 9,1 tỷ USD này.
Còn nhớ giữa năm 2018 khi Mỹ khai chiến với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế từ 10- 25%, Trung Quốc đã ngay lập tức kích hoạt gói thuế tương tự nhằm vào 545 mặt hàng của Mỹ, chủ yếu là nông sản như đậu tương, bông, gạo, thịt bò, thịt lợn, sữa, lúa miến, hải sản, trái cây…
Động thái nói trên của Trung Quốc khiến nông dân Mỹ thực sự khó khăn vì lượng hàng tồn kho quá lớn, Tổng thống Mỹ Donald Trump buộc phải ra sắc lệnh chi gần 20 tỷ USD trợ giá nông sản.
Được biết, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều loại nông sản như đậu nành, thịt lợn, bông, cao lương, trái cây, trong đó đậu nành là chủ yếu. Tính đến ngày 25/7, Mỹ đã xuất khẩu 10,1 triệu tấn đậu nành sang Trung Quốc, giảm 27,5 triệu tấn so với cùng thời điểm năm 2018.
Cơ hội cho Việt Nam
Theo các chuyên gia, thịt lợn, trái cây và hải sản là ba trong số nhiều mặt hàng Mỹ hết đường vào Trung Quốc. Việt Nam và nhiều quốc gia khác có cơ hội bù vào khoảng thiếu hụt này. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn, trong khi chất lượng nông sản Việt chưa chắc đã bằng Mỹ.
Có thể bạn quan tâm
Cơ hội bứt phá của ngành thép trong cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung?
11:01, 11/06/2019
Huawei và Apple nạn nhân của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
03:13, 21/05/2019
Cuộc chiến thương mại chuyển hướng dòng chảy nhập khẩu Mỹ sang Việt Nam
15:10, 12/04/2019
Mỹ có gọi tên EU trong cuộc chiến thương mại tiếp theo?
06:00, 06/04/2019
Đối với trái cây, từ ngày 1/10 tới, nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm . Ngoài ra, đối với các mặt hàng thủy sản, nông sản khác, Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát chất lượng.
Hơn nữa, đồng CNY giảm mạnh cũng sẽ tạo áp lực tăng giá không nhỏ đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc. Đây là những thách thức lớn cho nông sản Việt khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Vẫn đừng quên một điều, trong khi chúng ta say sưa tìm cách xuất khẩu vào Trung Quốc để thay thế Mỹ thì ngay chính hàng hóa Mỹ, như cua, tôm hùm Alaska… đã “đổ bộ” vào nước ta. Thương chiến đang leo thang, sẽ còn nhiều thứ nữa “bỗng dưng” có mặt tại Việt Nam, ngay cả hàng Trung Quốc lâu nay cũng gắn “mác” Việt Nam để né thuế Mỹ sẽ tinh vi hơn.
Diễn biến trên cho thấy rằng, dư địa thị trường trong nước còn nhiều, nhất là phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Bảo vệ thị trường nội địa lúc này quan trọng hơn tìm cách xuất khẩu vào Trung Quốc trong bối cảnh thị trường này đang rung lắc mạnh.