Kinh tế toàn cầu không có “đại khủng hoảng”

Trương Khắc Trà 22/10/2019 06:00

"Đại khủng hoảng" không xảy ra. Nhưng suy thoái ngắn và cường độ mạnh mạnh gần như là sẽ có trong vòng 12-18 tháng tới...

Cho đến nay kinh tế thế giới đã nhiều lần trải qua suy thoái, nhưng điều đặc biệt là không có một “công thức chung” nào được rút ra. Bằng chứng là đến một giai đoạn nào đó “bóng ma” khủng hoảng lại xuất hiện - không cản nổi.

Khủng hoảng kinh tế thế giới chu kỳ 10 năm như dự báo sắp đến, ngay lúc này có vài dấu hiệu lẻ tẻ diễn ra ở những nền kinh tế lớn nhất, vài chỉ dấu “lạ” trong dòng tiền, chứng khoán, dầu mỏ…

Nhiều người căn cứ vào dự báo tăng trưởng kinh tế để đi đến kết luận nghiêm trọng, nhưng không hẳn lúc nào dự báo thấp cũng là tín hiệu xấu.

Có thể bạn quan tâm

  • Khủng hoảng kinh tế thế giới mang “màu sắc Trung Quốc” (Bài 1)

    Khủng hoảng kinh tế thế giới mang “màu sắc Trung Quốc” (Bài 1)

    06:00, 20/08/2019

  • Khủng hoảng kinh tế thế giới mang “màu sắc Trung Quốc

    Khủng hoảng kinh tế thế giới mang “màu sắc Trung Quốc" (Bài 2)

    06:00, 21/08/2019

Ví dụ báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay và 3,4% trong năm 2020, thấp hơn so với dự báo 3,2% và 3,5% lần lượt cho 2019 và 2020.

Nhiều khi tăng trưởng chậm lại tốt hơn so với nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi phát triển “nóng”, hoặc những nước mới nổi - có nhiều “bong bóng” trong nhiều lĩnh vực. Nói cách khác những trường hợp như trên nếu không kìm tăng trưởng thì khủng hoảng còn diễn ra nhanh hơn cả chậm tăng trưởng!

Nhưng nếu cuộc khủng hoảng lần này xuất hiện, đến 90% khả năng xuất phát ở châu Á, mà Trung Quốc là một trong những trung tâm lan tỏa. Nhưng đáng nói là chiều hướng xấu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng không phải là căn cứ xác đáng để cho rằng, nó sẽ kéo cả thế giới vào khủng hoảng.

Nền kinh tế Trung Quốc có nền móng xã hội vững chắc nên không dễ xảy ra khủng hoảng lớn

Nền kinh tế Trung Quốc có nền móng xã hội vững chắc nên không dễ xảy ra khủng hoảng lớn

Nói rằng, kinh tế Trung Quốc suy thoái - là để so sánh với chính nó cách đây hơn chục năm, thời điểm 2007 tăng trưởng 12% thì hiện nay còn khoảng 6,5%. Đây vẫn là mức tăng trưởng mà các quốc gia còn lại phải ao ước.

So với Mỹ, và châu Âu mức tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vẫn là một khoảng cách xa. Đến cả những nền kinh tế mới nổi trẻ trung như Việt Nam cũng chỉ đạt mức 6,8% năm 2018.

Đã đến lúc cần đanh giá khách quan và chính xác hơn về kinh tế Trung Quốc, nước này đã có sự cải tổ mạnh mẽ, đó là mô hình Xã hội chủ nghĩa “đặc sắc Trung Quốc”.

Kinh tế Trung Quốc mang mầm mống của nền kinh tế thị trường mạnh mẽ, cũng như Việt Nam bản thân Bắc Kinh đã nhận thấy “động lực quan trọng” từ kinh tế tư nhân sau khi kinh tế nhà nước gặp phải những rào cản thuộc về tâm lý, thái độ.

Trong 10 doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất thế giới, Trung Quốc có 3; 10 doanh nghiệp đại chúng thế giới Trung Quốc chiếm một nửa; là công xưởng thế giới, là đối tác quan trọng nhất của tất cả các thị trường có tầm ảnh hưởng…

Trung Quốc là đất nước có nội lực mạnh mẽ, có kinh nghiệm bang giao quốc tế và là bậc thầy thuyết khách, đặc biệt là giàn lãnh đạo “túc kế đa mưu”. Có lẽ nhiều người thấy hình ảnh ông Lưu Hạc (Phó thủ tướng Trung Quốc) điềm đạm và tự tin như thế nào trong màn đấu trí thương mại với Mỹ!

Cuộc chiến thương mại mà nhiều người cho rằng sẽ kéo kinh tế thế giới đi vào ngõ cụt giờ đã được sắp xếp ổn thỏa bước đầu. Trung Quốc thiệt hại nhưng người Mỹ không nằm ngoài cuộc. Dĩ nhiên các siêu cường không “tăm tối” đến mức kéo nhau xuống vực!

Trung Quốc hy sinh Huawei, ZTE, các chiến lược lớn, tầm nhìn dài hạn nhưng Mỹ và hàng chục quốc gia còn lại vẫn không thể “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, kinh tế Mỹ đang ổn định, điều đó được chứng minh bằng luận cứ Washington là “đầu mối” phát sinh thương chiến với Trung Quốc, và mới đây đã đánh thuế vào 7,5 tỷ USD hàng hóa từ EU.

Cũng rất ít dấu hiệu khủng hoảng ở nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện tại

Cũng rất ít dấu hiệu bất ổn ở nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện tại

Dưới nhiệm kỳ Trump, thất nghiệp thấp nhất nhiều thập kỷ, lĩnh vực tài chính, và nền kinh tế công nghệ chưa có dấu hiệu bất ổn. Google, Microsof, Amazon, Apple, Facebook…rất vững vàng.

Song song, Mỹ “đơn phương hóa” thành công với Mexico, Canada, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia. Điều đó có nghĩa nước Mỹ “bớt phụ thuộc” vào các tổ chức đa phương và nếu Trung Quốc suy thoái cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến Mỹ.

Trái ngược với dự đoán, tháng 9 năm nay FED hạ lãi suất, lập tức đồng USD tăng giá 0,3% và các chỉ số chứng khoán quan trọng trên toàn cầu ngập sắc xanh.

Cụ thể: Chỉ số TOPIX của Nhật Bản đã tăng thêm 1,2%; KOSPI (Hàn Quốc) và S&P/ASX 200 (Úc) lần lượt tăng 0,8% và 0,7%. Chỉ số Hang Seng (Hong Kong) cũng tăng thêm 0,1%, trong khi chỉ số CSI 300 của Trung Quốc tăng 0,2%...

Cho đến nay, ngoài chiến tranh thương mại thì không có nguyên nhân nào lớn hơn để gây ra cuộc “đại khủng hoảng” như năm 2008 hay 1998.

 Khủng hoảng lớn sẽ không xảy ra. Nhưng những đợt suy thoái ngắn và suy thoái mạnh gần như là sẽ có trong vòng 12-18 tháng tới.

Trương Khắc Trà