Canada: Dùng tinh thể muối làm "dao" cắt chết VirusCorona!

Cẩm Anh 10/02/2020 07:01

Các nhà nghiên cứu tại Canada đã thử nghiệm loại khẩu trang mới nhằm nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada cho thấy, khẩu trang muối có khả năng

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Canada cho thấy, khẩu trang muối có khả năng vô hiệu hóa 3 loại virus cúm

Theo chuyên gia Hyo-Jick Choi, kỹ sư y sinh học đồng thời là giáo sư tại Đại học Alberta (Canada) nhận định, thay vì chỉ có tác dụng ngăn chặn virus, một loại khẩu trang có khả năng tiêu diệt những mầm bệnh gây hại sẽ giúp phòng ngừa tối đa khả năng nhiễm cúm Corona bằng cách sử dụng hai loại muối là natri clorua và kali clorua.

Khi có một chất dịch chứa virus tiếp xúc với lớp phủ này, muối sẽ hòa tan nó. Khi các giọt dịch hoặc ẩm bay hơi hết, muối hòa tan với chất dịch sẽ kết tinh lại. Do cấu trúc phân tử của muối là tinh thể, những góc sắc nhọn, cứng trong phân tử muối có thể cắt xuyên qua virus, khiến chúng không thể sống sót. Quá trình này sẽ diễn ra cùng lúc với quá trình nước bốc hơi.

Có thể bạn quan tâm

  • Virus Corona đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?

    Virus Corona đã ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu thế nào?

    19:52, 09/02/2020

  • Vẫn “cháy hàng

    Vẫn “cháy hàng" khẩu trang y tế tại nhiều địa phương

    16:23, 09/02/2020

  • Việt Nam xác nhận ca nhiễm virus corona thứ 14

    Việt Nam xác nhận ca nhiễm virus corona thứ 14

    12:50, 09/02/2020

  • [NÓNG] Tin

    [NÓNG] Tin "Virus corona lây qua bụi khí” chỉ là sai sót trong... dịch thuật

    12:06, 09/02/2020

Trong các thí nghiệm trước đó, các nhà khoa học nhận ra “virus sẽ bị vô hiệu hóa trong 5 phút và bị phá hủy hoàn toàn trong 30 phút”. Đội ngũ của ông đã thử nghiệm khẩu trang phủ muối trong phòng thí nghiệm mấy năm qua, và phát hiện ra rằng chúng có thể vô hiệu hóa 3 chủng virus cúm.

Mặc dù các chuyên gia tại Canada chưa thử nghiệm loại khẩu trang này với chủng virus Corona mới, tuy nhiên, việc vô hiệu hóa 3 chủng virus cúm khác đã cho thấy tính năng vượt trột của khẩu trang muối trong việc phòng chống và giảm thiểu khả năng lây lan bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp.

Hiện nay, các loại khẩu trang y tế chuyên dụng và N95 là chúng không thể tiêu diệt virus trên bề mặt, từ đó làm gia tăng cơ hội cho việc lây truyền qua tiếp xúc. Khẩu trang chỉ có khả năng phòng chống trước những chất dịch có kích thước mà không thể chống lại các virus lây lan qua không khí có kích thước siêu nhỏ.

Các chuyên gia cũng nhận định rằng, một số loại khẩu trang như N95/N99 có thể lọc virus lấy qua không khí khá tốt nhưng loại này khó thở, đắt tiền và không thực tế nếu phải sử dụng hàng ngày. Mặt khác, khẩu trang có thể vô tình "bẫy" các virus ở trên bề mặt ngoài thay vì tiêu diệt chúng.

Bên cạnh đó, chất dịch mang theo virus Corona bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, thở có thể bám trên bề mặt khẩu trang. Do đó, khi người sử dụng vô tình chạm phải bề mặt ngoài khẩu trang và đưa lên miệng hoặc vứt bỏ không đúng cách, chúng có thể vô tình lây nhiễm bệnh cho người khác.

Chính vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại khẩu trang nào, người đeo cần tránh thường xuyên chạm vào bề mặt để điều chỉnh, di chuyển hoặc cởi ra, đeo vào... nhằm hạn chế việc các loại vi khuẩn, virus trên bề mặt khẩu trang đi vào cơ thể người.

Mặc dù vậy, trên thực tế, việc sử dụng khẩu trang vẫn là một trong những biện pháp để phòng tránh sự lây lan tối đa của virus Corona. Đồng thời, các loại khẩu trang chỉ phát huy tác dụng khi được thay mới thường xuyên và xử lý hợp vệ sinh, an toàn.

Trong phẫu thuật, các bác sĩ phải thay khẩu trang ít nhất hai giờ một lần. Do vậy, nếu khẩu trang được tái sử dụng nhiều lần sẽ nhanh chóng mất đi hiệu quả.

Mặt khác, như chuyên gia nhận định, bàn tay đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lây lan virus thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Như vậy, bên cạnh việc sử dụng khẩu trang để bảo vệ mũi và miệng, mắt lại là bộ phận dễ bị bỏ qua khi chưa có khuyến cáo nào về việc cần đeo kính bảo hộ.

Tùy thuộc vào mức độ lây lan của chủng virus, việc ho, hắt hơi hay bắt tay khiến người xung quanh bị phơi nhiễm. Hoặc lây từ việc ai đó chạm tay vào một vật mà người bệnh trước đó chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Những người chăm sóc bệnh nhân đôi khi cũng bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.

Chính vì vậy, WHO khuyến cáo, biện pháp tốt nhất là rửa tay bằng xà phòng thông thường dưới vòi nước trong ít nhất 20 giây. Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi. Sử dụng nước rửa tay khô chỉ dùng khi không có nước để rửa tay. Ngoài ra, có thể sát trùng bằng cồn 70 độ.

Cẩm Anh