Hé lộ nhiều thông tin mới về COVID-19
Nhiều thông tin mới xoay quanh chủng virus Corona đang được công bố để các nhà khoa học có thể nhanh chóng tìm ra cách thức khống chế.
Dựa trên nghiên cứu tổng hợp và phân tích 22 nghiên cứu đã được công bố về các chủng virus corona trước đây, các nhà khoa học đã đưa ra khoảng thời gian ước lượng mà COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt vật thể.
Theo đó, những virus corona gây bệnh ở người như SARS và MERS đã được tìm thấy trên các bề mặt vật chất bao gồm kim loại, kính và nhựa trong thời gian dài nhất là 9 ngày nếu bề mặt này không được khử trùng.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] 13/16 bệnh nhân tại Việt Nam được xuất viện
13:08, 18/02/2020
Thiệt hại của ngành dịch vụ do Covid-19 gây ra chỉ mới là “cú đấm” đầu tiên.
12:47, 18/02/2020
[Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ]: Những chiến sỹ tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID – 19!
12:28, 18/02/2020
Kinh doanh bảo hiểm thời dịch COVID-19
08:30, 18/02/2020
Do đó, việc lau chùi các đồ vật trong nhà có thể sẽ mang lại sự khác biệt lớn. Cụ thể, "virus corona lây bệnh cho người có thể bị vô hiệu hóa một cách hiệu quả bằng việc sử dụng thuốc tẩy có chứa những thành phần như ethanol, hydrogen peroxide hoặc sodium hypochlorite trong vòng 1 phút".
Ngoài những điểm tương đồng, COVID-19 cũng có một số khác biệt lớn so với những chủng đã biết trước đây. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, có vẻ như COVID-19 không có tỉ lệ tử vong cao như SARS và MERS. Hơn 80% bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ và sẽ hồi phục, 14% các trường hợp virus gây ra những triệu chứng nặng như khó thở và viêm phổi.
5% số bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng nguy kịch vì suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và suy đa cơ quan, 2% bệnh nhân tử vong do virus này và tập trung ở người lớn tuổi. Đồng thời, rất ít thấy bệnh này xuất hiện ở trẻ em.
Mặt khác, có một số trường hợp thời gian ủ bệnh kéo dài đang đặt ra một số nghi vấn. Chính quyền huyện Tân Hương, thị trấn Tín Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hôm 16.2 cho biết, một trường hợp nhiễm COVID-19 ở huyện này 34 ngày sau khi bệnh nhân trở về từ chuyến thăm Vũ Hán hồi giữa tháng Một.
Người này đã được đưa đến bệnh viện với các triệu chứng nghi ngờ vào ngày 28.1, nhưng hai lần xét nghiệm đều âm tính. Kết quả xét nghiệm lần thứ ba vào ngày 16.2 mới cho thấy bệnh nhân đã nhiễm COVID-19. Ngay sau đó, hai người có tiếp xúc với người đàn ông này cũng đã được báo cáo nhiễm virus, trong khi ba người bị nghi ngờ nhiễm đang được cách ly theo dõi.
Chính quyền huyện Tân Hương tuyên bố sẽ nâng thời gian cách ly tại nhà từ 14 đến 21 ngày đối với những người dân đã đến Hồ Bắc hoặc có tiếp xúc với những người đã ở đó.
Đáng chú ý, đây không phải trường hợp đầu tiên báo cáo về thời gian ủ bệnh kéo dài. Một trường hợp nhiễm virus COVID-19 (nCoV) được phát hiện có thởi gian ủ bệnh lên đến 94 ngày sau khi bệnh nhân tiếp xúc với người thân từ đến từ tỉnh Hồ Bắc.
Trước đó, chính quyền thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông cũng đã tiếp nhận báo cáo hai trường hợp nhiễm bệnh với thời gian ủ bệnh kéo dài. Các trường hợp tương tự cũng đã được báo cáo ở tỉnh An Huy và Sơn Đông.
Việc có thêm những ca bệnh có thời gian ủ bệnh kéo dài cho thấy COVID-19 là loại virus có sức lây lan mạnh, diễn biến rất nhanh. Trước đây, trung bình thời gian phát bệnh là từ 1-12,5 ngày, trong đó phần lớn trường hợp có thời gian ủ bệnh từ 5-6 ngày.
Mặc dù những trường hợp có thời gian ủ bệnh dài ngày chỉ là các ca đơn lẻ nhưng đang tiếp tục được nghiên cứu thêm. Do đó, những thông tin, khuyến cáo về thời gian ủ bệnh của COVID-19 sẽ được tinh chỉnh khi cơ quan này có thêm các dữ liệu
Các chuyên gia của WHO nhận định, những hiểu biết về loại virus này đang thay đổi nhanh chóng. Kể từ khi ghi nhận ca đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 12.2019 đến nay, vẫn còn rất nhiều thông tin về loại virus này chưa được giải mã, gây khó khăn trong công tác ngăn chặn sự lây lan của bệnh và cách thức tìm ra vắc xin chữa trị.
Dù các nhà khoa học vẫn khẳng định cần phải tìm hiểu kĩ hơn về COVID-19 nhưng việc công bố thêm nhiều thông tin đang kỳ vọng sẽ giúp các nhà khoa học đạt được các bước tiến đột phá trong công tác nghiên cứu vắc xin và phòng chống dịch, từ đó hạn chế những tổn thất do dịch bệnh này mang lại.