Nỗ lực đưa vắc xin chống COVID-19 ra thị trường
Các loại vắc xin chống COVID-19 đang được nhiều quốc gia trên thế giới đẩy nhanh tốc độ thử nghiệm để có thể rút ngắn thời gian phổ biến ra thị trường trong bối cảnh dịch bệnh đang mở rộng quy mô.
Theo Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thông báo, dự kiến vắc xin chống COVID-19 sẽ có mặt trên thị trường trước mùa thu năm nay, sau khi Liên minh Châu Âu EU quyết định tài trợ 80 triệu Euro cho công ty dược phẩm CureVac của Đức.
Tương tự, BioNTech, một công ty công nghệ sinh học của Đức, gần đây đã công bố hai quan hệ đối tác chiến lược để thúc đẩy phát triển vắc-xin. Công ty đã hợp tác với Fosun Pharma để thúc đẩy các nỗ lực ở Trung Quốc cùng Pfizer để tiến hành các hoạt động tương tự bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm
[COVID-19] Mỹ sản xuất thành công lô vắc xin đầu tiên
15:03, 27/02/2020
[COVID-19]: Dự án nghiên cứu vắc xin của Việt Nam có thể có kết quả trong 12 tháng tới
04:18, 22/02/2020
Thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19: Mỹ giải cứu thế giới?
18:30, 16/03/2020
Tia hy vọng mới trong cuộc chiến chống COVID-19
03:00, 18/03/2020
Trung Quốc cũng đã cho phép các nhà nghiên cứu bắt đầu thử nghiệm vắc-xin cho virus SARS-CoV-2 giai đoạn 1 lên người. Việc thử nghiệm sẽ do Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc phối hợp với công ty công nghệ sinh học CanSino Biologics của Hong Kong tiến hành. Trong giai đoạn 1, các nhà khoa học sẽ xem xét liệu vắc-xin thử nghiệm có an toàn với người hay không. 108 tình nguyện viên khỏe mạnh tham gia thử nghiệm từ 16/3 tới 31/12.
Theo các chuyên gia nhận định, các hãng dược phẩm này đều sản xuất vắc xin chuyên về trị liệu RNA thông tin (mRNA). Các phân tử mRNA này được sử dụng để hướng dẫn cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch của chính nó giúp chống lại một loạt các bệnh khác nhau.
Đồng thời, thông qua quan hệ đối tác công-tư cũng như quan hệ đối tác giữa các đại gia dược phẩm truyền thống và những công ty công nghệ sinh học nhỏ hơn có thể rất quan trọng để đưa các loại vắc-xin này từ thử nghiệm ra thị trường, là chìa khóa để phát triển và sản xuất vắc-xin cho công chúng.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc có sẵn cũng được chính phủ nhiều quốc gia thúc đẩy nghiên cứu để ứng dụng vào việc chữa bệnh cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Chính phủ Trung Quốc cho biết thuốc trị cúm được phát triển bởi một công ty thuộc tập đoàn Fujifilm Holdings của Nhật có tác dụng trong việc điều trị virus SARS-CoV-2.
Theo đó, Fujifilm Toyama đã phát triển loại thuốc này vào năm 2014. Nó đã được dùng điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại Nhật Bản từ tháng Hai. Ngay sau đó, các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành trên 200 bệnh nhân tại các bệnh viện ở Vũ Hán và Thâm Quyến. Kết quả cho thấy những bệnh nhân thử nghiệm thuốc cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trong thời gian sau 4 ngày so với 11 ngày trong nhóm đối chứng và các triệu chứng viêm phổi cũng giảm rõ rệt.
Những bệnh nhân được điều trị bằng favipiravir cũng hết sốt trung bình sau 2,5 ngày so với 4,2 ngày ở các bệnh nhân khác. Các triệu chứng ho cũng được cải thiện trong vòng 4,6 ngày - sớm hơn khoảng 1,4 ngày so với những người không dùng thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cho rằng không có đủ dữ liệu lâm sàng để chứng minh loại thuốc có hiệu quả trên diện rộng và cần phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng để chứng minh thuốc không gây những biến chứng nguy hiểm khi áp dụng đại trà.
Đồng thời, các chuyên gia tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng cho hay họ không kỳ vọng bất cứ vắc-xin nào được thử nghiệm hoàn chỉnh và phê duyệt sẽ được tung ra thị trường cho tới giữa năm sau do lo ngại về việc đẩy nhanh tiến độ sản xuất và thử nghiệm vắc xin khi chưa qua các giai đoạn thử nghiệm tiêu chuẩn sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Chính vì vậy, theo Giáo sư, tiến sĩ y khoa Guido Vanham được coi là nhà virus học hàng đầu của Bỉ, trước khi loại vắc xin chống COVID-19 thích hợp được thử nghiệm thành công, việc tuân thủ các biện pháp phòng chống là vô cùng cần thiết và quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh lây lan như rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mặt, đặc biệt là khi vừa chạm vào bề mặt có nhiều người động tới, như tay nắm cửa, lan can và các khu vực công cộng khác. Không đến những không gian kín có nhiều người.
Đáng chú ý, vị chuyên gia này đã nhấn mạnh, việc cô lập hoàn toàn là không nên và cần duy trì sức khỏe tinh thần. Do đó, mọi người có thể tiếp tục chơi thể thao và đi bộ bên ngoài gần nơi sinh sống để tăng cường khả năng miễn dịch; cũng như luôn chú ý giữ khoảng cách với mọi người, cũng như đeo khẩu trang để tránh những người có biểu hiện như ho, hắt hơi...