[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Dệt may, dầu mỏ, bán lẻ... lắm thách thức, nhiều cơ hội
Chỉ số PMI tăng là tín hiệu tốt cho kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh dầu mỏ, dệt may, ngành bán lẻ tan hoang vì đại dịch COVID-19.
1/ Món hàng “hot” – máy trợ thở
Đứng trước tình hình cấp bách về thiếu hụt thiết bị này, dựa trên đạo luật "Sản xuất Quốc phòng", Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho các hãng ô tô tại quốc gia này đẩy mạnh sản xuất máy trợ thở nhằm giải quyết sự thiếu hụt trầm trọng thiết bị y tế.
Nhưng rất khó để các công ty ô tô sản xuất máy trợ thở cao cấp. Đây là thiết bị "nắm giữ" sinh mạng của con người. Kinh nghiệm và sự quen tay là những yếu tố cực kỳ quan trọng. Đồng thời, nó cần được điều chỉnh cẩn thận để phù hợp với từng bệnh nhân.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
2/ Chiến lược “bất thành văn” của Nhật Bản
Nhật Bản đã áp dụng cách thức riêng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 và nước này đã bước đầu gặt hái được thành công.
Người Nhật nổi tiếng với thói quen ưa sạch sẽ. Việc đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe và đôi khi vì các lý do liên quan đến mỹ phẩm đã là một phần của văn hóa Nhật Bản trong ít nhất 100 năm qua...
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
3/ Tan hoang ngành bán lẻ
Gap với 129.000 nhân viên, Macy có 130.000 và Kohl là 122.000 nhân viên. Việc các cửa hàng bán lẻ trên khắp nước Mỹ và châu Âu bắt buộc phải đóng cửa vì lo ngại dịch bệnh lây lan có thể sẽ tác động đến phần lớn số lượng nhân viên trên của ba nhà kinh doanh bán lẻ lớn nhất nước Mỹ.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
4/ Kinh tế Trung Quốc đang hồi phục?
Chỉ số của các nhà quản lý mua hàng (PMI) của Trung Quốc - vốn phản ánh niềm tin của người tiêu dùng vào điều kiện thị trường, đã tăng từ mức 35,7 điểm trong tháng 2 lên mức 52 điểm trong tháng 3.
Tuy nhiên, những người mua thực sự quan trọng đối với Trung Quốc lại là nhiều nền kinh tế lớn khác. Thậm chí tại một số thị trường, tốc độ suy giảm của các nền kinh tế này còn nhanh hơn Trung Quốc.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
5/ Ai cứu giá dầu?
Hy vọng xây dựng một thỏa thuận “ngừng bắn” trong cuộc chiến giá dầu tàn khốc giữa Saudi Arabia và Nga có vẻ như sắp thành hiện thực?
Và điều này đang khiến giá dầu thô thế giới chợt tăng trở lại. Giá dầu của Mỹ tăng vọt 35% lên 27,39 USD/thùng sau khi Trump nói trên Twitter rằng ông hy vọng Saudi Arabia và Nga sẽ giảm sản lượng từ 10 triệu đến 15 triệu thùng mỗi ngày.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
6/ Dệt may châu Á “trọng thương”
Sangwoo tại Campuchia là một công xưởng gia công quần áo cho một số thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới, đã rơi vào tình trạng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 bùng nổ trên toàn cầu.
Ngành công nghiệp may mặc có thể phục hồi nhanh như thế nào trước tiên phụ thuộc vào thời điểm COVID-19 được kiểm soát, với tiến trình có thể thay đổi theo từng quốc gia.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
7/ Diễn biến mới của virus corona
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được một số kháng thể mà họ cho là có “hiệu quả rất cao” trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của các virus corona mới vào tế bào.
Đầu tiên các loại thuốc này sẽ được thử nghiệm trên động vật và sau đó mới dùng cho con người. Nhóm này hiện đang hợp tác với một công ty công nghệ sinh học Trung-Mỹ, Brii Bioscatics, trong một nỗ lực thúc đẩy đa phương cho việc dự phòng và điều trị.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Cách trị COVID-19 và sự hồi sinh ở tâm dịch Vũ Hán
05:00, 28/03/2020
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Hàng không "gãy cánh", ô tô "xịt lốp", thương mại số thăng hoa
09:30, 22/03/2020
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Ý đóng cửa ải, châu Âu bắt đầu "thấm đòn"
12:17, 14/03/2020
[QUỐC TẾ TUẦN TỪ 2-7/3] D. Trump có đối thủ và "51 sắc thái" của doanh nghiệp
14:00, 08/03/2020
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Mỹ - Ấn toan tính gì khi Trung Quốc khó khăn?
06:34, 01/03/2020
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Quảng cáo... thật là liều "vắc-xin" kháng khủng hoảng
09:55, 22/02/2020
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] EVFTA và EVIPA - điểm sáng giữa bóng tối COVID-19
16:00, 15/02/2020