Hệ thống y tế là "hệ quy chiếu" để quyết định số phận nền kinh tế
Kinh nghiệm từ các quốc gia đang cho thấy, hệ thống y tế cộng đồng mạnh mẽ là một trong những bí quyết đẩy lùi COVID-19.
Thực tế cho thấy, hệ thống y tế yếu, người dân dễ bị tổn thương trước đại dịch. Đáng chú ý, không phải hệ thống y tế hiện đại nhất thế giới nào cũng có thể xử lý tốt với COVID-19. Cụ thể, với tâm dịch lớn nhất thế giới hiện nay, nhưng Nước Mỹ dường như "chưa sẵn sàng"...
Mặc dù hệ thống y tế và đội ngũ y bác sĩ Mỹ được đánh giá là có trình độ hàng đầu thế giới, nhưng không thích hợp để đối phó với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh như dịch COVID-19.
Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe và bệnh viện của Mỹ không đủ khả năng tiếp nhận số lượng bệnh nhân lớn và cách ly họ. Cùng với chi phí khám chữa bệnh quá đắt đỏ, hợp đồng bảo hiểm của nhiều người lao động không phù hợp để đối phó với bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh.
Có thể bạn quan tâm
Cho phép cơ sở y tế tư nhân thực hiện xét nghiệm chẩn đoán COVID-19
11:00, 10/04/2020
"Nóng" cuộc đua sản xuất khẩu trang y tế
07:00, 07/04/2020
[COVID-19] Thủ tướng yêu cầu tăng tốc sản xuất trang thiết bị y tế, máy thở
16:35, 04/04/2020
Cơ hội cho startup giao hàng y tế bằng drone tại Trung Quốc
06:38, 30/03/2020
Theo số liệu của chính phủ, năm 2018, có đến gần 27,5 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế. Con số này chưa tính đến khoảng 11 triệu người di cư không có giấy tờ hợp pháp nên không dám đến bệnh viện. Nếu không có bảo hiểm y tế, một bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm đến hàng nghìn USD cho mỗi lần khám, chữa bệnh.
Bên cạnh chi phí, việc thiếu hụt trang thiết bị y tế trầm trọng cũng đẩy nhiều quốc gia vào thế khó trong việc đương đầu với đại dịch. Như phân tích, hệ thống bệnh viện tập trung ở châu Âu thiếu kinh nghiệm chính là một phần nguyên nhân khiến châu lục này nhanh chóng bị đánh bại bởi COVID-19.
Cả Mỹ và châu Âu đã từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch lớn như cúm Tây Ban Nha, chính vì vậy, bài học kinh nghiệm đã giúp các quốc gia này tập trung đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để củng cố sự vững chắc của hệ thống y tế.
Tuy nhiên, đó là điều xảy ra từ rất lâu trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Một số hệ thống y tế đã tồn tại từ rất lâu và sự thiếu sự linh hoạt dẫn đến biện pháp ứng phó dịch của châu Âu quá lỏng lẻo và thiếu quyết đoán trong các vấn đề dịch tễ cơ bản như truy vết người tiếp xúc bệnh nhân để kiểm soát và xác định nguồn lây lan của virus.
Italia là một ví dụ điển hình cho câu chuyện này. Quốc gia này đã xây dựng SSN - dịch vụ y tế quốc gia vào năm 1978 theo mô hình Beveridge (hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập). Đây là một hệ thống y tế thống nhất và tập trung, trong đó tất cả bệnh nhân đều có quyền truy cập.
Nhưng sau đó, mức đầu tư để củng cố và trang bị cho hệ thống y tế này chỉ chiếm một phần rất nhỏ khiến cho nguồn vật tư y tế phân bổ không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam. Điều này không thể đáp ứng yêu cầu đối phó với một đại dịch là lấy việc chăm sóc cộng đồng là trọng tâm.
Chính vì vậy, để đối phó với một đại dịch như COVID-19, Bác sĩ Chiara Lepora, người đứng đầu nhóm Bác sĩ không biên giới tại điểm nóng Lombardy ở Italia nói rằng, đầu tư và chuẩn bị nguồn quỹ cho một hệ thống y tế cấp quốc gia là điều cần thiết.
Mặc dù các ca nhiễm tại Đức cũng gia tăng nhanh chóng, nhưng bà Chiara phân tích, hệ thống y tế của Đức vững mạnh và có nguồn quỹ ổn định từ chính phủ đã giúp hệ thống y tế của quốc gia này có đủ cơ sở vật chất để chữa trị cho người nhiễm COVID-19.
Tất cả các bệnh viện ba cấp ở Đức, cả bệnh viện "chăm sóc cao nhất" quy mô lớn, bệnh viện đa khoa và các cơ sở y tế quy mô nhỏ đều có nguồn quỹ dồi dào để nâng cấp. Đó là lí do vì sao, ngay cả các cơ sở quy mô nhỏ cũng có phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Cứ 100.000 người Đức thì sẽ có 29 giường ICU. Tỷ lệ này ở Italy là 13, ở Pháp là 12, ở Tây Ban Nha là 10 và ở Anh chỉ có 7.
Đặc biệt, Tiến sĩ John MacArthur, Giám đốc CDC Mỹ tại Thái Lan đã nhấn mạnh về tính hiệu quả của hệ thống y tế công của Việt Nam. Chính phủ đã nghiêm túc và thực sự áp dụng cách tiếp cận toàn diện từ trung ương đến địa phương để ứng phó dịch bệnh.
Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đang hỗ trợ lẫn nhau bằng nhiều cách như cung cấp viện trợ và thiết bị y tế; thậm chí gửi các bác sĩ của họ đến những vùng dịch để cùng nhau chống lại đại dịch COVID-19.
Chính vì vậy, việc xây dựng một mạng lưới y tế vững mạnh và toàn diện sẽ giúp các nước đoàn kết và đối phó tốt hơn với các dịch bệnh trong tương lai.