Điều đáng sợ dưới tờ hóa đơn 149 tỷ Euro của báo Đức!

Cẩm Anh 20/04/2020 12:00

Có thể thấy, dịch bệnh COVID-19 đang làm gia tăng căng thẳng giữa các cường quốc phương Tây và Trung Quốc.

COVID-19 đang làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ, châu Âu và Trung Quốc

COVID-19 đang làm gia tăng mâu thuẫn giữa Mỹ, châu Âu và Trung Quốc

Trung Quốc hứng chỉ trích

Một tờ báo tại Đức đã giả lập một hóa đơn trị giá 149 tỷ Euro mà Bắc Kinh cần bồi thường cho Berlin sau tác động của đại dịch COVID -19. Theo hóa đơn giả lập được tờ báo này đăng tải, các khoản phí sẽ bao gồm 27 tỷ Euro cho doanh thu du lịch bị mất, 7,2 tỷ Euro cho ngành công nghiệp điện ảnh, 50 tỷ Euro bồi thường cho các doanh nghiệp nhỏ của cùng một số khoản khác.

Có thể bạn quan tâm

  • AI và nhân quyền trong kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc

    AI và nhân quyền trong kiểm soát COVID-19 tại Trung Quốc

    05:00, 16/04/2020

  • Điều gì làm Trung Quốc

    Điều gì làm Trung Quốc "siết" nghiên cứu về COVID-19?

    06:00, 15/04/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    [Thế giới hậu COVID-19] Thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương

    06:00, 13/04/2020

  • “Vén màn” bức tranh toàn cầu hậu COVID-19

    “Vén màn” bức tranh toàn cầu hậu COVID-19

    11:00, 12/04/2020

  • [Thế giới hậu COVID-19] Sự thay đổi của những tiến trình xã hội

    [Thế giới hậu COVID-19] Sự thay đổi của những tiến trình xã hội

    10:25, 12/04/2020

Mặc dù Trung Quốc đã lên tiếng phản đối thông tin trên và cho rằng hóa đơn giả lập này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước, tuy nhiên, trên thực tế, việc bắt buộc phải đóng cửa nền kinh tế đang gây ra những tác động tiêu cực đã gây ra sự phẫn nộ và phản ứng gay gắt tại các cường quốc lớn trên thế giới, trong đó có Mỹ. 

Cụ thể, Mỹ đã ghi nhận có ít nhất 4 đơn kiện tập thể đã được gửi tới tòa án liên bang với yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường hàng nghìn tỉ USD tổn thất cho Mỹ với lí do rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của chủng virus Corona mới.

Trước đó, trên trang web chính thức của thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley cho biết, ông đang trình một dự luật để cho phép người dân Mỹ kiện Trung Quốc vì "bịt miệng" những người tố giác và ém nhẹm các thông tin quan trọng về COVID-19.

Hiện tại, Anh, Pháp và Australia cũng đang có những động thái nghi ngờ cách xử lý của Trung Quốc và yêu cầu có cuộc điều tra sau khi dịch bệnh qua đi. Ngoại trưởng Australia Marise Payne kêu gọi các quốc gia cần phối hợp với sự sẵn sàng minh bạch và tham gia vào quá trình điều tra về phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi COVID-19 bùng phát ở thành phố Vũ Hán vào cuối năm ngoái.  

Đánh giá về vấn đề này, Hiệp hội Henry Jackson, tổ chức phân tích gồm các thành viên là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh cho biết, Trung Quốc có thể bị kiện theo luật quốc tế vì COVID-19 đã gây thiệt hại hàng ngàn tỉ USD về kinh tế và hơn 82.000 người thiệt mạng trên toàn cầu nếu các quốc gia tiến hành điều tra trên diện rộng.

Dẫn chứng cụ thể, các chuyên gia đã viện dẫn theo Quy định y tế quốc tế (IHR), một thỏa thuận giữa 196 quốc gia yêu cầu các bên tham gia thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tất cả diễn biến xảy ra trong lãnh thổ của đất nước mình mà có nguy cơ tạo ra tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế.

Cục diện thay đổi

Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã làm gia tăng thêm những căng thẳng tiềm ẩn giữa Trung Quốc và các quốc gia phương Tây, bất chấp các nỗ lực trợ giúp bằng cách gửi hàng loạt các bộ kit xét nghiệm và vật tư y tế đến các vùng tâm dịch để tăng cường đoàn kết và hợp tác để cùng nhau bảo vệ cuộc sống và sức khỏe toàn cầu.

Từ lâu, Mỹ và một số quốc gia châu Âu đã cảnh giác với sự bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là trong việc quốc gia này đẩy mạnh hỗ trợ việc phát triển mạng 5G. Do đó, sự nhiệt tình của Trung Quốc thời gian qua tiếp tục làm giới quan chức phương Tây cho rằng Bắc Kinh đang tận dụng khoảng trống để củng cố vị trí và tầm ảnh hưởng toàn cầu khi các cường quốc đang tập trung xử lý khủng hoảng dịch bệnh trong nước.

Bên cạnh đó, thái độ chỉ trích với Trung Quốc đang cho thấy rõ hơn sự phân mảnh chính trị và căng thẳng đã chiếm ưu thế trong cục diện quốc tế những năm gần đây. Những rạn nứt trong mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh cùng việc WHO không đóng vai trò trung tâm trong cuộc khủng hoảng COVID-19 làm giảm khả năng phản ứng của các quốc gia, buộc các chính phủ phải thừa nhận và làm theo một số cách thức chống dịch của Trung Quốc.

Như nhận định, ở cục diện thế giới mới, Trung Quốc đang xuất hiện với tư cách là cường quốc có thể hỗ trợ toàn cầu, vị trí từng là của Mỹ. Chính điều này đã làm các quốc gia phương Tây cảm thấy họ đang trở nên dễ tổn thương và dễ phụ thuộc vào Bắc Kinh hơn bao giờ hết. Do đó, Mỹ và các đồng minh đang tăng cường những cáo buộc về sự chậm trễ trong việc công bố dịch bệnh như một biện pháp để kiềm chế sự vươn lên của Trung Quốc.

Có thể thấy, COVID-19 đang làm thay đổi cục diện địa chính trị của thế giới. Tuy nhiên mô hình nào sẽ lên ngôi vẫn còn là một dấu hỏi còn bỏ ngỏ!

Cẩm Anh