Một “châu Âu không biên giới” trong đại dịch COVID-19
Các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý gây quỹ ít nhất 1 nghìn tỷ euro (1,1 nghìn tỷ USD) để xây dựng lại nền kinh tế của khu vực đang bị tàn phá bởi đại dịch COVID-19.
Một tinh thần chung được các nhà lãnh đạo 27 quốc gia trong khu vực này họp bàn và đi đến thống nhất. Thời gian tới, EU sẽ dùng quỹ này để cứu trợ các lĩnh vực và khu vực địa lý của châu Âu bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này.
EU lên kế hoạch nới rộng ngân sách từ 1,2% GDP lên đến 2% GDP và sau đó sử dụng các quỹ bổ sung đó như một sự đảm bảo cho vay với lãi suất thấp từ thị trường tài chính.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Ursula von der Leyen “bật mí” về quy mô của quỹ, có thể lên đến hàng nghìn tỷ. Bà Ursula von der Leyen xem ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu sẽ là một “soái hạm” trong kế hoạch vực dậy các nền kinh tế. Nên nhớ, trong suốt hai năm qua, kể từ khi đàm phán về ngân sách chung, các chính phủ EU bị chỉ trích mạnh mẽ là chỉ muốn đóng góp có một phần mười số tiền mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu muốn đề nghị.
Và ngay lập tức, các nhà lãnh đạo EU cũng đã ký kết một gói giải cứu khẩn cấp trị giá ít nhất 500 tỷ euro (538 tỷ USD). Gói đó bao gồm tới 100 tỷ euro (110 tỷ USD) trợ cấp tiền lương nhằm ngăn chặn sa thải hàng loạt, cũng như hàng trăm tỷ cho các doanh nghiệp vay và tín dụng cho các chính phủ EU.
Nhiều chuyên gia lạc quan cho rằng, phản ứng tài chính của châu Âu đối với cuộc khủng hoảng này đang cho thấy sự nỗ lực đáng kể trong bối cảnh tình hình suy thoái toàn cầu là rõ rệt và khốc liệt. Cùng với đó là các nỗ lực kích thích trị giá hàng trăm tỷ euro đã được thỏa thuận ở cấp độ quốc gia, là một "niềm tin" to lớn để ngăn chặn suy thoái kinh tế sâu sắc của khu vực mà mức độ ảnh hưởng tương đương với những năm 1930.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến GDP của EU sẽ giảm 7% trong năm nay và dữ liệu gần đây cho thấy hoạt động kinh tế trong tháng 3 và tháng 4 có thể “rơi tự do” từ 20% đến 30%.
Có thể bạn quan tâm
[QUỐC TẾ TUẦN QUA] Giá dầu kỷ lục, hóa đơn 149 tỷ EURO và yếu điểm của Google
17:09, 25/04/2020
Trung Quốc "đục nước thả câu" ở châu Âu?
06:00, 22/04/2020
Thủ tướng Anh nhiễm COVID-19, "báo động đỏ" cho Anh và châu Âu
18:49, 27/03/2020
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cần có sự đồng thuận giữa các quốc gia trong EU và sự cần thiết phải có những "phản ứng mạnh mẽ” từ các quốc gia khu vực này bằng một “công cụ” với “lưng vốn” dự kiến lên đến hàng chục phần trăm GDP.
Tuy nhiên, vẫn đang có sự “lăn tăn” của các thành viên trong EU về cách thức hoạt động của quỹ. Một số ý kiến trái chiều, đặc biệt là về các khoản vay hoặc trợ cấp cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như Ý và Tây Ban Nha, các khoản tài trợ mà các quốc gia như Hà Lan, Áo và Đức không đồng ý từ lâu sẽ là một rào cản cho một “châu Âu không biên giới”.
Thời điểm này, các nhà lãnh đạo EU đã và đang cố gắng thể hiện sự đoàn kết!
Tổng thống Pháp hay Thủ tướng Ý đang bày tỏ sự hài lòng về mức độ phản ứng của các quốc gia thành viên EU về tinh thần đoàn kết của khu vực. Ngược lại với thời điểm trước, khi mà Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte, đã lên tiếng chỉ trích về phản ứng của EU trong đại dịch hay là sự “thờ ơ” của các thành viên trong khối về “nỗi đau” mà nước Ý phải hứng chịu.
Cũng dễ hiểu khi mà nước Ý đang là tâm điểm của châu Âu trong đại dịch, nền kinh tế thứ 8 thế giới đang phải hứng chịu các cú sốc nặng nề và chưa biết đến khi nào trở lại. Theo các nhà kinh tế tại Goldman Sachs tính toán, tăng trưởng kinh tế của Ý sẽ giảm ít nhất 1,5 % trong quý I,II/2020 và chỉ có một chút hy vọng về sự phục hồi vào hai quý cuối năm.
Một tuần trước, Macron cảnh báo rằng EU đang phải đối mặt với "khoảnh khắc của sự thật" và sự thiếu đoàn kết tài chính giữa các quốc gia thành viên trong liên minh rất có thể sẽ gây ra mối đe dọa hiện hữu cho khối bằng sự phẫn nộ của “chủ nghĩa dân túy” ở miền nam châu Âu.