Trung Quốc "đục nước thả câu" ở châu Âu?

Diendandoanhnghiep.vn Theo nhận định của giới quan sát, dịch bệnh COVID -19 đã làm gia tăng tình trạng khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa châu Âu và Trung Quốc.

Trung Quốc vận chuyển nhiều lô hàng khẩu trang sang châu Âu

Trung Quốc vận chuyển nhiều lô hàng khẩu trang sang châu Âu

Trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã cố gắng khẳng định vai trò tích cực trong vai trò hỗ trợ toàn cầu, cụ thể là việc tăng cường một loạt hành động trợ giúp như vận chuyển khẩu trang cùng các thiết bị y tế cho các quốc gia tại châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Dù điều này đã tạo ra nhiều lời khen ngợi từ một số nhà lãnh đạo châu Âu, tuy nhiên, với Đức và Pháp, các quan chức của hai nước đã lên tiếng cảnh báo về những thách thức đối với tình đoàn kết của khu vực này khi cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng dịch bệnh để tăng tầm ảnh hưởng và chia rẽ nội bộ các quốc gia.

Nỗ lực của Trung Quốc

Trên thực tế, dịch bệnh COVID-19 đã làm rạn nứt thêm mối quan hệ giữa các nước châu Âu khi mọi thành viên đã thiếu sự tương tác. Trong khi Pháp đã đơn phương tuyên bố cấm xuất khẩu các thiết bị y tế, như khẩu trang và mặt nạ phòng độc. Đức cũng có hành động tương tự. Tuy nhiên, đối với các quốc gia nhỏ hơn và bị ảnh hưởng nặng nề, điều này được cho là một “án tử hình”.

Khi Italy kêu gọi các đồng minh châu Âu viện trợ trong lúc khẩn cấp, sự hồi đáp lại hầu như là rất hạn chế. Mặt khác, Áo đã ra tuyên bố cấm nhập cảnh đối với công dân Italy, trừ khi họ chứng minh rằng họ không bị nhiễm COVID-19 và có chứng nhận của bác sĩ. Kết quả là, Italy cảm thấy bị “bỏ rơi".

Và đó chính là cơ hội của Trung Quốc. Quốc gia này đã lập tức gửi thiết bị y tế cần thiết trung chuyển qua Rotterdam (Hà Lan), Đức và đến Italy. Ban đầu, Đức đã ngăn chặn việc vận chuyển lô hàng này với lý do đã áp dụng luật khẩn cấp mới. Chỉ sau khi có áp lực lớn từ cộng đồng châu Âu, họ mới nới lỏng luật và để lô hàng đi qua. 

Tương tự, khi xảy ra dịch bệnh, Serbia đã yêu cầu các nước trong EU hỗ trợ dịch bệnh. Tuy nhiên, chỉ có Trung Quốc nhanh chóng gửi các trang thiết bị y tế cho Serbia. Ngay sau đó, Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic đã chỉ trích EU vì đã không đáp ứng yêu cầu hỗ trợ của nước này và ca ngợi hành động của Trung Quốc. 

Bên cạnh hỗ trợ y tế bằng hiện vật, Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh hoạt động ngoại giao ở châu Âu. Vào ngày 13/3 vừa qua, các quan chức Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp video với các đối tác tại Trung và Đông Âu (hay còn gọi là 17+1) để chia sẻ những bài học về việc chống lại sự bùng phát đại dịch COVID-19. 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao ở châu Âu trong thời điểm này. Các hoạt động nêu trên phục vụ nhiều mục đích cho Bắc Kinh như cho phép Trung Quốc làm chệch hướng sự chú ý về nguồn gốc của virus gây đại dịch cũng như tăng cường quyền lực mềm trên toàn cầu. Do đó, về cơ bản, Trung Quốc đã thành công trong việc củng cố thêm mối liên kết với các nước đồng minh tại châu Âu. 

Còn nhiều hoài nghi

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, tầm ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ không duy trì lâu dài trong khu vực. Cho đến nay, những nỗ lực hỗ trợ của Trung Quốc dường như chỉ thu được những thành công riêng lẻ

Sau một thời gian quan sát động thái của Trung Quốc, giới quan sát tại châu Âu bắt đầu trở nên cảnh giác hơn. Hành động cung cấp thiết bị y tế của Trung Quốc đã khiến EU bị chỉ trích ở châu Âu nhiều hơn đã làm giới chức khu vực lo ngại các nước thuộc khu vực Trung và Đông Âu (CEEC) đang có xu hướng tách rời với phần còn lại của châu Âu. 

Như chuyên gia Natasha Kassam thuộc viện nghiên cứu Lowy tại Úc đã chỉ ra, việc bận rộn với các vấn đề nội bộ như Brexit và ngay sau đó là đại dịch COVID-19 đã làm EU không thể cung cấp sự trợ giúp cần thiết cho các quốc gia này.

Điều đó đã cho phép Trung Quốc và cả Nga tăng cường sự hiện diện của họ tại những nước là ứng cử viên của EU nhưng chưa phải là thành viên như Serbia, Bắc Macedonia, Montenegro và Albania - nơi phải đối mặt với nhiều thách thức. 

Mặt khác, khi nhận ra Trung Quốc có xu hướng giao thiệp trực tiếp với từng nước châu Âu trong chiến dịch cứu trợ, thay vì thông qua EU, các quan chức EU giờ đây đang coi Trung Quốc là một "đối thủ thể chế" và làm thiện chí ban đầu của EU dành cho Trung Quốc đã không còn.

Một khi cuộc khủng hoảng COVID-19 kết thúc, các quốc gia EU có thể kêu gọi các nước đoàn kết và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc vì lý do an ninh.

Bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 dẫn đến các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của châu Âu chính là minh chứng cho việc, lục địa già luôn tồn tại sự hoài nghi và cảnh giác. Và chắc chắn, điều này sẽ không nhanh chóng bị xóa bỏ chỉ bằng vài kiện hàng y tế. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc "đục nước thả câu" ở châu Âu? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714557785 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714557785 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10