Với những ưu điểm của mình, nhà phát triển ứng dụng bản đồ StreetCred hy vọng rằng trong một tương lai gần, ứng dụng của hãng sẽ cạnh tranh được với “ông lớn” Google
Gần đây, Rezka Sukma - một thanh niên trẻ người Indonesia đã dành phần lớn thời gian của mình để đi bộ quanh thủ đô Jakarta, trên tay cô là chiếc điện thoại thông minh với phần mềm Google Maps đang mở.
Điều đáng ngạc nhiên là Sukma không cố gắng để tìm một địa chỉ cụ thể nào, thay vào đó cô đang cố gắng tìm những địa điểm không có trên ứng dụng hoặc tìm các yếu tố bị xác định sai hoặc thông tin đã bị lỗi thời.
Có một nơi trên Google Maps được dán nhãn là nhà thuốc "As Syifa ", nhưng khi tôi tìm đến đó thì cửa hàng này đã ngừng hoạt động", Sukma. - nữ sinh viên 23 tuổi đến từ Bogor, phía nam Jakarta, cho biết "đây chính là điểm yếu của Google, phần mềm này cập nhật chậm, nhất là những địa điểm nhỏ, không có nhiều người chú ý”.
Mặc dù các nhà thuốc địa phương có thể không ghi nhận được sự chú ý đầy đủ của Google, nhưng những địa điểm như vậy lại rất có giá trị đối với những người như Sukma, vốn kiếm được tiền điện tử bằng cách phát hiện dữ liệu các "điểm quan tâm" bị thiếu hoặc hết hạn trên Google Maps.
Có thể bạn quan tâm
16:23, 20/04/2020
15:05, 10/03/2020
StreetCred, một công ty xây dựng bản đồ trực tuyến có trụ sở tại Mỹ vốn rất quan tâm tới những chi tiết vụn vặt như vậy. Công ty này thường xuyên tổ chức các cuộc thi tại các thành phố của Mỹ nhằm thu thập dữ liệu về các “điểm quan tâm”.
Ở thời điểm hiện tại, hoạt động của StreetCred đã vươn ra ngoài biên giới nước Mỹ. Hiện công ty công nghệ này đang tổ chức một cuộc thi tương tự tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Cô Sukma đã đăng ký tham gia chương trình, cạnh tranh cùng với 125 người chơi khác để giành giải thưởng hàng tuần trị giá 0,08 bitcoin ($ 550) dành cho 10 thí sinh xác định được nhiều “điểm quan tâm” nhất.
StreetCred hy vọng các công ty cung cấp dịch vụ xe công nghệ như Gojek và Grab, vốn đang cạnh tranh giành ngôi thống trị ở Indonesia, sẽ hợp tác và sử dụng hệ bản đồ bao gồm đày đủ các “điểm quan tâm” này của công ty.
Các dịch vụ của cả Gojek và Grab, bao gồm cả dịch vụ giao thông công nghệ lẫn và dịch vụ giao đồ ăn, đều phụ thuộc rất nhiều vào tính chính xác của hệ bản đồ. Hệ bản đồ càng chi tiết, các tài xế của các hãng càng dễ dàng xác định được mình đang ở đâu, điểm đến của hành trình là ở đâu và cung đường đi nào là ngắn nhất.
Một nhước điểm của Google Map là hệ bản đồ này thường bỏ qua các điểm đến nhỏ, và đây chính là một cơ hội kinh doanh mà StreetCred rất muốn khai thác. Hãng đã sử dụng phương pháp tiếp cận cộng đồng để thu thập dữ liệu “điểm quan tâm”.
Nate Smith - giám đốc bộ phận kinh doanh, bản đồ học tại Gojek cho biết "chẳng hạn, nhiều nhà hàng và doanh nghiệp có thể chuyển địa điểm trong vòng chưa đầy một năm, vì vậy hình ảnh chế độ xem chính xác và xác thực trên mặt đất sẽ rất quan trọng trong việc cập nhật bản đồ của chúng tôi".
Trước khi StreetCred xuất hiện, cả Gojek và Grab đều đã tính tới phương án xây dựng ứng dụng bản đồ riêng của họ. Gojek thu thập hình ảnh chế độ bản đồ cụ thể và yêu cầu nhân viên và nhà cung cấp bên ngoài xác minh thông tin.
Grab cũng thu thập dữ liệu hình ảnh đường phố của riêng mình. Hãng này đã mở một Phòng thí nghiệm Đổi mới và Kỹ thuật ở ngoại ô Jakarta, nơi có khoảng 50 nhân viên cùng làm việc để phát triển hệ thống bản đồ. Các kỹ sư của Grab thậm chí còn sử dụng máy bay không người lái để tiếp cận các đường phố hẹp và chụp ảnh chi tiết các tòa nhà.
Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu bản đồ đòi hỏi các hãng phải đầu tư đáng kể về thời gian, nhân sự cũng như tiền bạc.
Mục tiêu của StreetCred là cung cấp cho thị trường hệ dữ liệu bản đồ chính xác với chi phí hợp lý. Dữ liệu được thu thập thông qua các cuộc thi, thường được tổ chức trong vòng bốn tuần. Tại các cuộc thi này, nhiều thông tin về các cửa hàng truyền thống nhỏ lẻ, và các điểm khác chưa từng có trên Google Maps đã được tìm ra và cập nhật lên hệ thống bản đồ của hãng.
StreetCred cho biết họ đã chọn thị phần này để thu thập dữ liệu "chủ yếu là vì chúng tôi thấy nhu cầu ở Đông Nam Á, nơi nhiều địa điểm khó truy cập dữ liệu hơn ở Mỹ.” StreetCred cho biết thêm rằng họ dự kiến sẽ tạo ra 17.500 “điểm quan tâm” tại Jakarta vào cuối tuần thứ ba của tháng Tư. Hãng cũng đang xem xét mở rộng thị trường của mình đến Bangkok và Kuala Lumpur.
Và Meech tin rằng với sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, công ty có thể giúp đỡ không chỉ cho những người đi xe mà còn cho cộng đồng. Khi mọi người phụ thuộc nhiều hơn vào việc giao hàng thực phẩm và tạp hóa, dữ liệu chính xác, cập nhật đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Vào đầu tháng 4, StreetCred đã thêm một tính năng vào ứng dụng của mình. Theo đó các cộng tác viên thu thập thông tin các “điểm quan tâm” như Sukma có thể cập nhật bản đồ với các thay đổi liên quan đến COVID-19, chẳng hạn như việc các địa điểm thay đổi giờ hoạt động.
Với những ưu điểm của mình, nhà phát triển ứng dụng bản đồ StreetCred hy vọng rằng trong một tương lai gần, ứng dụng của hãng sẽ hoàn toàn cạnh tranh được với ứng dụng bản đồ của “ông lớn” Google!