Ngăn chặn M&A: EU dùng cổ phiếu công, Ấn Độ nói không thẳng thừng
Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến một sự sụp đổ kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, đây lại là thời điểm mà các nước đang cảnh giác cao độ từ các vụ mua bán và sáp nhập (M&A) của doanh nghiệp Trung Quốc.
Cổ phiếu công để kiểm soát
Từ Liên minh châu Âu đến Úc rồi đến Ấn Độ, các chính phủ đang thắt chặt các hạn chế và đánh giá về các thương vụ mua lại nước ngoài được đề xuất, đặc biệt xuất phát từ phía Trung Quốc.
Dường như các quốc gia đang dựng lên các rào cản để chống lại những nỗ lực “thôn tính” của các công ty Trung Quốc. Một số quốc gia, một số chính phủ đã cảnh báo về sự cần thiết phải giữ các ngành công nghiệp chính rơi vào tay đối phương, đã có những hành động "cứu vớt" các công ty được đánh giá cao mà giá cổ phiếu lại đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Mới đây, Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) dự đoán sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và ước tính thiệt hại rơi vào khoảng 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trên toàn thế giới. Trong đó, có hàng nghìn tỷ đô la được định giá từ các công ty đã bị xóa sổ. Chỉ riêng tại Mỹ, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, mặc dù có sự phục hồi gần đây, đã giảm 18% kể từ cuối tháng Hai.
Có thể kể đến như là Boeing và Airbus, hai gã khổng lồ ngành hàng không của Mỹ và châu Âu, mỗi hãng đã mất gần 60% giá trị vốn hóa thị trường kể từ giữa tháng 2. Ngoài ra, cổ phần của công ty khai thác titan-ENI và công ty khai thác lớn nhất của Úc-BHP Group, đã giảm hơn 40% kể từ tháng 1.
Một khi giá trị tài sản trong các công ty chiến lược như ngành hàng không vũ trụ và năng lượng bị sụt giảm nghiêm trọng, các chính phủ này lo lắng rằng cơ hội mua đang được tạo ra cho những đối thủ như Trung Quốc.
Thời điểm này, các quốc gia đã ngay lập tức đưa ra các biện pháp bảo vệ mới, cùng với đó là việc chính phủ các nước này tăng cường đánh giá đầu tư nước ngoài và thậm chí cân nhắc từ chối các thương vụ mua bán và sáp nhập trong thời điểm hiện nay. Trang tin Financial Times cho biết, Liên Âu đang xem xét việc mua lại cổ phần trong các công ty để ngăn chặn mối đe dọa từ việc tiếp quản của Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc đang bị “soi xét” trong các thương vụ M&A?
Một tác động lâu dài từ đại dịch COVID-19 sẽ khiến phơi bày những khu vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế toàn cầu. Tất cả đang cho thấy sự phụ thuộc “quá thể” vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc đối với các thành phần dược phẩm hay là thiết bị y tế.
Kể từ khi Bắc Kinh trở nên mạnh mẽ hơn với tham vọng “bá chủ hoàn cầu” về phát triển công nghệ và quân sự dưới thời Tập Cận Bình, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực chiến lược đã phát triển rất nhiều và thành ra như một vấn đề nhạy cảm ở phương Tây.
Đại dịch đã nhắc nhở các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới rằng các quốc gia của họ dựa vào Trung Quốc rất nhiều cho các sản phẩm “đơn giản về công dụng” nhưng lại “quan trọng về cơ bản”, từ khẩu trang cho đến thuốc men và cả cái cách mà các nền kinh tế của họ đang “phải” gắn bó với chuỗi cung ứng từ Trung Quốc trong một loạt các mắt xích quan trọng.
Và tất nhiên, khi nhận ra điều đó, chính phủ các nước bắt buộc phải đưa ra các hạn chế mới để tiến hành thắt chặt với mục đích bảo vệ an ninh quốc gia mà không gây nguy hiểm cho huyết mạch nền kinh tế trong thời điểm doanh nghiệp cần tiền mặt để tồn tại.
Có thể Trung Quốc không được nêu tên cụ thể trong bất kỳ biện pháp hạn chế mới nào tuy nhiên, các quan chức một số nước đã liên tục nói về những mối quan ngại trong sự phụ thuộc quá mức vào sản xuất của Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của châu Âu gần đây đã cho rằng, sự cố chuỗi cung ứng trong cuộc khủng hoảng vừa qua đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “phải có năng lực sản xuất trong nước”.
Phil Hogan, Ủy viên Châu Âu cho rằng, việc mua lại một công ty ở một nước thuộc EU có thể sẽ có tác động bảo mật ở các quốc gia thành viên khác hoặc nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một dự án của toàn bộ liên minh bởi vì sự cởi mở của EU đối với đầu tư nước ngoài.
Đơn cử một ví dụ, nước Úc - mặc dù nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời điểm gần đây đã yêu cầu tất cả các vụ mua lại từ nước ngoài được đề xuất phải được trải qua đánh giá, mở rộng quá trình xem xét, tăng thời gian từ 30 ngày lên đến sáu tháng.
Bên cạnh đó, Ấn Độ vào ngày 17/4 vừa qua đã sửa đổi các quy tắc đầu tư nước ngoài của mình, với việc cấm không cho các vụ mua bán sáp nhập từ bất kỳ quốc gia nào có chung đường biên giới trên đất liền, một động thái rõ ràng.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại New Delhi cho rằng, hành động này là chống lại chính sách thương mại tự do, công bằng và vi phạm các nguyên tắc “không phân biệt đối xử” của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Thời điểm này, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm xuống còn 117 tỷ USD từ mức cao nhất năm 2016 là 225 tỷ USD, viễn thông công nghệ và truyền thông vẫn tiếp tục thống trị các thương vụ mua lại ở nước ngoài của các nhà đầu tư, với 22% các giao dịch đã hoàn thành trong các lĩnh vực này vào năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm