Trung Quốc cần “bờ vai châu Âu” trong cuộc chiến với Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Khi Hoa Kỳ gây áp lực buộc các đồng minh đứng lên chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ phải hướng về châu Âu như một động thái tìm kiếm sự đồng thuận.

EU-Trung Quốc, niềm tin “sứt mẻ”

Kể cả khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra trên nhiều mặt trận, EU đang cho thấy thái độ luôn “tỏ ra trung lập”, tránh đứng về bất cứ một bên nào dù Trung Quốc hay là Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia chính trị, Bắc Kinh nên cẩn trọng về một sự “rạn nứt” kinh tế và “cạn kiệt” niềm tin chính trị với khối Liên Âu.

EU và Trung Quốc luôn có mối quan hệ hữu cơ trong kinh tế.

EU và Trung Quốc luôn có mối quan hệ hữu cơ trong kinh tế

Năm 2018, khi Washington áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc để gây ra cuộc thương chiến Mỹ-Trung, thời điểm đó, Bắc Kinh đã đưa ra cảnh báo châu Âu không nên “đâm sau lưng” nước này và tất nhiên, lục địa già đã không làm vậy.

Tuy nhiên, thời điểm này, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và châu Âu là người “lãnh đạn” thì sự chỉ trích với chính quyền Bắc Kinh ngày một nhiều. Nhất là khi, Trung Quốc để xảy ra “tình huống Hồng Kông”, những thái độ căng thẳng tại châu Âu đang làm dấy lên sự quan ngại về một mối quan hệ đang chết.

Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết quan hệ Mỹ-Trung rất có thể sẽ “tiếp tục suy giảm” và EU sẽ cần phải phản ứng với điều đó.

“Phản ứng” ở đây là gì? Có thể nói, trước đây, châu Âu đang “tọa sơn quan hổ đấu” để tìm kiếm những lợi ích của riêng mình. Thái độ của họ cho thấy sự “trung dung” trong mối quan hệ với Bắc Kinh hay là Washington.

Mặc dù đôi khi họ thừa nhận “có nhiều điểm chung” với Mỹ hơn là với Trung Quốc nhưng vẫn không đưa ra một lựa chọn cụ thể. Cực chẳng đã, các quan chức EU đã rất nhiều lần nói rằng khối này “không có lập trường” về căng thẳng Mỹ-Trung.

Mới tháng trước, đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell cho rằng, châu Âu đã "tương đối ngây thơ" trong mối quan hệ với Trung Quốc, tuy nhiên gần đây, cách tiếp cận vấn đề của EU đang trở nên thực tế hơn.

Borrell cho rằng, EU và Trung Quốc có quan điểm khác nhau về trật tự quốc tế, cả hai đều thúc đẩy chủ nghĩa đa phương nhưng điều này không có nghĩa đều có chung một quan điểm về chính trị, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. EU ủng hộ chủ nghĩa đa phương hiệu quả, với Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm. Trong khi đó, Trung Quốc muốn chủ nghĩa đa phương có chọn lọc, dựa trên quan điểm khác biệt về trật tự quốc tế.

Và gần đây, khi mà Donald Trump muốn mở rộng hội nghị thượng đỉnh G7 thành G11 vào tháng 9, có đưa ra lời mời Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và Nga trong khi đó không động chạm gì đến Trung Quốc. Điều đó đang là dấy lên những đồn đoán về việc Trung Quốc có thể trở thành mục tiêu trong các cuộc thảo luận chính trị và an ninh bởi một G7 mở rộng trong thời gian tới đây.

Mới đây, chính quyền Anh đã tuyên bố rằng, G7 nên thêm Ấn Độ, Úc và Hàn Quốc và thành lập ra một “câu lạc bộ 5G” gồm 10 nền dân chủ, đặt tên là D10, để tìm giải pháp thay thế cho nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc Huawei, cũng như giải quyết các mối quan tâm khác về Trung Quốc.

Hành động “xoa dịu” của Bắc Kinh.

Thời gian này, Trung Quốc đang phải đối mặt với một phản ứng dữ dội ngày càng tăng đối với việc xử lý ban đầu về đại dịch COVID-19 của quốc tế và cả những lập trường ngoại giao “dị biệt”. Thêm vào đó, quyết định gần đây ban bố luật pháp an ninh quốc gia đối với Hồng Kông đã nổi lên như một trọng tâm mới của sự chỉ trích của EU.

Cui Hongjian, giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Âu tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc cho biết, Trung Quốc và EU nên dành thời gian để “khắc phục sự tin tưởng” lẫn nhau đã bị tổn thương bởi đại dịch.

Theo ông này, việc Bắc Kinh cần làm đầu tiên là nên giữ vững “thái độ” hợp tác kinh tế với EU, không để các vấn đề như với Mỹ lại có thể tái diễn với EU. Sự tin tưởng và có đi có lại trong các mối quan hệ sẽ là nền tảng của quá trình hợp tác. Tuy nhiên, điều đó có được chính quyền Bắc Kinh để ý đến và xử lý hay không đang là điều mà EU còn băn khoăn.

Gần đây, Bắc Kinh đã hy vọng thúc đẩy mối quan hệ với châu Âu thông qua tiến trình hướng tới hợp đồng đầu tư và một hội nghị thượng đỉnh cấp cao tại Leipzig, Đức vào tháng 9 tới.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Reuters

 

Có thể nói, EU luôn xem Trung Quốc là đối tác đàm phán, đối tác trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời điểm này, sự suy thoái kinh tế và gánh nặng thực hiện thỏa thuận thương mại giai "đoạn 1" ký với Washington hồi tháng 1 vừa qua đã khiến Bắc Kinh đang phải quên đi việc “tranh thủ” niềm tin của châu Âu.

Và ngược lại, Trung Quốc cũng cần châu Âu như một thị trường cho các sản phẩm của mình, với tư cách là nhà đầu tư và nhà cung cấp công nghệ cao. Bắc Kinh vốn luôn được xem là bậc thầy về tâm lý chính trị. Rất có thể tới đây, khi mà cuộc chiến toàn diện với Mỹ được đẩy lên cao trào, những nhà chính trị, những nhà ngoại giao Bắc Kinh sẽ tung ra những chiêu bài cần thiết để “tranh thủ” tình cảm của EU.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc cần “bờ vai châu Âu” trong cuộc chiến với Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711701186 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711701186 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10