Mối quan hệ Mỹ - Huawei: "Gập ghềnh" và những lối mở

An Chi 17/06/2020 07:00

Chưa đầy 1 tháng sau khi Mỹ đưa ra những quy tắc thương mại căng thẳng đối với Huawei thì mới đây, Bộ Thương mại nước này lại đưa ra những lối mở đối với Tập đoàn viễn thông này.

Kể từ năm 2018, Washington luôn sẵn sàng chiếc thòng lọng quanh Huawei Technologies. Thậm chí ngay cả HiSilicon - đơn vị thiết kế chip của Huawei, cũng có thể là mục tiêu mới nhất của Washington nhằm kìm hãm tầm ảnh hưởng của Tập đoàn này trong lĩnh vực cung cấp thiết bị công nghệ di động thế hệ thứ 5, hay còn gọi là 5G. Nhưng nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc cũng luôn có khả năng “thoát chết” thần kỳ.

fdsfdsfds

Huawei đã trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị di động thế hệ thứ 5, hay còn gọi là 5G

Theo như bộ quy tắc mới nhất vừa Nhà Trắng phát đi vào cuối tháng 5 vừa qua, tất các công ty Mỹ cung cấp một số thiết bị nhất định cho HiSilicon phải có giấy phép từ Chính phủ Mỹ. Đứng trước quy định trên, một lựa chọn sẽ là Huawei chuyển giao các thiết kế của mình cho các nhà phát triển thiết bị mạng hoặc nhà sản xuất điện thoại có đủ khả năng xử lý cả việc lắp ráp sản phẩm lẫn việc bán hàng.

Một lựa chọn khác là Huawei vẫn có thể tiếp tục phát triển các sản phẩm, miễn là Tập đoàn này không tham gia trực tiếp vào các bước thiết kế. Nhưng điều cốt lõi là ngay cả khi các quy tắc nói trên được thực hiện nghiêm túc, Mỹ cũng khó lòng ngăn chặn Huawei khỏi quyền truy cập vào tất cả các chip hoặc linh kiện quang học được sản xuất bên ngoài Mỹ.

Nếu không có bộ xử lý điện thoại thông minh được thiết kế bởi HiSilicon, điện thoại Huawei có thể mất khả năng cạnh tranh. Nhưng Tập đoàn này vẫn có thể để mua chip chất lượng cao từ Qualcomm, Samsung Electronic hoặc MediaTek của Đài Loan.

Hiện tại, “gót chân Asin” của HiSilicon chính là việc công ty này phải hợp tác với Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) trong việc gia công chip nhớ. Trong khi đó, cũng vào giữa tháng 5 vừa qua, TSMC đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy trị giá 12 tỷ USD tại bang Arizona, Mỹ và hỗ trợ chính quyền Tổng thống Trump trong nỗ lực giảm thiểu sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng công nghệ quan trọng ở nước ngoài.

Rất có thể, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ khiến TSMC không thể gia công linh kiện cho HiSilicon. Và điều này chắc chắn sẽ gây ra những khó khăn lớn trong ngắn hạn cho HiSilicon, nhưng chắc chắn trong trung hạn thì cả Huawei và HiSilicon sẽ tìm ra giải pháp khắc phục. Trên thực tế, không thiếu các công ty từ nơi khác với các lựa chọn thay thế khả dĩ khác.

Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan lên kế hoạch xây nhà máy 12 tỷ USD ở Mỹ.

Nhà sản xuất chất bán dẫn Đài Loan lên kế hoạch xây nhà máy 12 tỷ USD ở Mỹ

Ngoài ra, HiSilicon đang gặp khó khăn với thế hệ bán dẫn tiếp theo của mình khi các cố vấn của Trump đang tìm cách cắt quyền truy cập vào phần mềm quan trọng để thiết kế chip, được gọi là công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA). Trong khi đó, hai trong số ba công ty EDA lớn, Synopsys và Cadence Design Systems, là công ty thuần Mỹ. Công ty thứ ba, Mentor Graphics, thuộc sở hữu của Siemens của Đức nhưng công nghệ của hãng này lại có nguồn gốc hoàn toàn Mỹ.

Nhưng điểm đáng thú vị nhất là chưa đầy 1 tháng sau khi Washington đưa ra những quy tắc căng thẳng như vậy thì vào ngày 15.6 vừa qua theo giờ Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố rằng họ sẽ cho phép các công ty Mỹ hợp tác với Huawei trong việc thiết lập các tiêu chuẩn cho mạng 5G. Mặc dù Washington vẫn sẽ áp dụng các chính sách hạn chế Tập đoàn này.

Trên thực tế, lệnh cấm Huawei trong thời gian qua đã tác động tiêu cực tới hiệu quả hợp tác công nghệ giữa các công ty Mỹ với “gã khổng lồ” công nghệTrung Quốc. Đây là vấn đề mà nhiều quan chức chính phủ và các nhà sản xuất công nghệ đã cảnh báo sẽ gây ra nhiều cản trở trong quá trình Mỹ tham gia vào thiết lập tiêu chuẩn 5G toàn cầu.

Naomi Wilson, giám đốc chính sách cao cấp của Châu Á tại Hội đồng Công nghiệp Công nghệ Thông tin, một tổ chức thương mại đại diện cho các công ty cho biết: "Sự nhầm lẫn xuất phát từ bản cập nhật danh sách thực thể tháng 5/2019 đã vô tình loại bỏ các công ty Mỹ khỏi một số cuộc đối thoại về tiêu chuẩn kỹ thuật. bao gồm Apple, Qualcomm và Intel”. Và việc sửa đổi lệnh cấm Huawei được công bố vào ngày thứ hai vừa qua là nhằm giải quyết chính những bất lợi đó. 

Có thể bạn quan tâm

  • Tại sao Trung Quốc không

    Tại sao Trung Quốc không "trả đũa" Mỹ sau vụ Huawei?

    06:00, 14/06/2020

  • Công ty Mỹ 'hoảng loạn' trước luật chống Huawei

    Công ty Mỹ 'hoảng loạn' trước luật chống Huawei

    16:19, 12/06/2020

  • Huawei đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt

    Huawei đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt

    14:00, 09/06/2020

  • Huawei, “ngòi nổ” mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

    Huawei, “ngòi nổ” mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

    11:20, 18/05/2020

  • Huawei và câu chuyện

    Huawei và câu chuyện "biến nguy thành cơ"

    06:45, 17/05/2020

An Chi