Vì sao Biển Đông luôn dậy sóng?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 07/07/2020 11:37

Kinh tế càng trì trệ, Trung Quốc càng cố gắng "giữ thể diện" với thế giới. Khuấy động Biển Đông là một trong những ý đồ như vậy!

Đôi tàu Nimitz và Reagan của hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông

Đôi tàu Nimitz và Reagan của hải quân Mỹ hiện diện tại Biển Đông

Trước sau như một, mâu thuẫn Mỹ-Trung là cuộc cạnh tranh chiến lược dài hơi, cho đến khi một bên nào đó chuốc lấy hậu quả nặng nề. Những căng thẳng trên Biển Đông gần đây chỉ là một “nhánh” nhỏ trong màn cạnh tranh này.

Ngày 6/7 nhóm tàu sân bay Nimitz và Reagan đã hội quân sau hai ngày tiến vào Biển Đông đúng vào thời điểm Trung Quốc ngang ngược tổ chức tập trận ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Việc Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông vốn không mới, cũng như Mỹ - bây giờ họ xem châu Á-Thái Bình Dương là một ưu tiên có tầm chiến lược trong thế kỷ XXI.

Thời kỳ nào cũng vậy, sự đối đầu giữa các cường quốc luôn phải có địa bàn chịu trận. Thời Xô-Mỹ là khu vực Đông Âu, thời Nga-Mỹ là Trung Đông, thời Trung-Mỹ chính là Biển Đông. Đây là quan điểm bản lề để các nước nhỏ có lợi ích gắn liền Biển Đông có phương sách ứng phó phù hợp.

Chắc chắn một điều, Bắc Kinh sẽ tăng cường hiện diện tại vùng biển này ngày một liều lĩnh và bất chấp hơn. Đó là động thái chuyển điểm nóng trong nước ra ngoài lãnh thổ. Hay nói cách khác, Bắc Kinh sẽ cố tình che dấu bức tranh tối của nền kinh tế, các vấn nạn xã hội bằng cách tạo sóng tại Biển Đông.

Tuy nhiên, một lần nữa người Trung Quốc lại đóng vai “bên bị hại” và sự ra tay của họ như một chàng ngự lâm pháo thủ nhằm bảo vệ an ninh, an toàn cho khu vực!?

Bởi thế, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên nói: “Mỹ đang cố tình gây chia rẽ các nước trong khu vực và quân sự hóa Biển Đông”. Nhưng, chính Bắc Kinh mới là bên dựng lên các thực thể trái phép và đưa vũ khí ra đó. Ai mới là người gây chia rẽ? Ai mới là người quân sự hóa Biển Đông?

Philippines từng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế về việc tranh chấp bãi cạn Scaborough, tòa tuyên Manila thắng và Tổng thống Duterte đã dùng “động từ mạnh” với Bắc Kinh,…

Nhưng tháng 11/2018, ông Tập thân chinh đến Manila bắt đầu chuyến thăm chính thức đến Philippines đầu tiên của một Chủ tịch Trung Quốc. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng: “Quan hệ của chúng ta giờ như cầu vồng sau mưa”.

Nổi cộm trong số đó là vấn đề thăm dò và khai thác dầu khí chung giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục bị lên án vì các hành vi cản trở hoạt động dầu khí của các nước khác trong khu vực.

Ngay lập tức, thời điểm đó, Manila có xu hướng lạnh nhạt với Mỹ, xoay về phía Trung Quốc. Duterte đã chính thức gởi thông báo hủy Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ và đe dọa hạ cấp quan hệ đồng minh với Washington!

Bằng cách nào đó, ông Tập đã hóa giải

Bằng cách nào đó, ông Tập đã hóa giải "ngòi nổ" Philipines

Bằng cách nào đó Trung Quốc đã hóa giải thành công “con ngựa bất kham” Philippines, tức là tháo bớt một ngòi nổ luôn sẵn sàng chống lại mình trên Biển Đông.

Cả Đông Nam Á không nơi nào không có tiền Trung Quốc, dự án Trung Quốc, nhà thầu Trung Quốc và cả những tai tiếng liên quan đến Trung Quốc. Điều đó cho thấy gì?

Mặc dù thành lập khá lâu, nhưng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vẫn chưa thể xây dựng thành một cộng đồng đoàn kết và gắn bó thực sự, đặc biệt là phát đi tiếng nói “tiền hô hậu ủng” đối với vấn đề Biển Đông. Hẳn nhiên Trung Quốc không bao giờ muốn ASEAN đoàn kết!

Trung Quốc đang sử dụng chiêu thức “bẻ đũa từng chiếc” đối với ASEAN, và họ đã thành công, ít nhất đến thời điểm này, khi mà làn sóng phản đối Trung Quốc chỉ diễn ra yếu ớt, âm thầm, có lúc dè dặt. Cho đến khi Washington đặt chân đến.

Người Mỹ - hiện nay họ không nhìn Biển Đông như con mắt của Bắc Kinh, tuy cái đích cuối cùng vẫn hướng đến ích lợi kinh tế chiến lược. Trước sau Mỹ vẫn muốn kiềm tỏa sự trỗi dậy của Trung Quốc, mà Biển Đông chính là cửa ải cuối cùng Bắc Kinh cần chinh phạt để chiếm thế thượng phong trước Mỹ.

Lịch sử đã chứng minh một điều, cả Mỹ hay Trung Quốc, hoặc bất cứ cường quốc nào đều “không có khả năng” đem lại hòa bình hay ổn định cho bất cứ quốc gia nào khác có liên quan đến Biển Đông. Trừ phi luật pháp quốc tế, chủ quyền các nước nhỏ được tất cả các bên tôn trọng.

Có thể bạn quan tâm

  • Căng thẳng ở Biển Đông: Trung Quốc trách người mà không biết tự trách mình!

    Căng thẳng ở Biển Đông: Trung Quốc trách người mà không biết tự trách mình!

    06:25, 07/07/2020

  • TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 22-27/6: Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?

    TÂM ĐIỂM TUẦN TỪ 22-27/6: Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?

    12:00, 27/06/2020

  • Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?

    Vì sao Trung Quốc vẫn “một mình một đường” với yêu sách trên Biển Đông?

    06:00, 25/06/2020

  • Biến động thị trường xe mới khiến xe sang đời cũ mất giá hàng loạt

    Biến động thị trường xe mới khiến xe sang đời cũ mất giá hàng loạt

    10:57, 23/06/2020

  • CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 15-20/6: Biển Đông không phải “ao nhà” của Trung Quốc

    CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TUẦN TỪ 15-20/6: Biển Đông không phải “ao nhà” của Trung Quốc

    05:00, 20/06/2020

  • Biển Đông không là “ao nhà” của Trung Quốc

    Biển Đông không là “ao nhà” của Trung Quốc

    05:00, 18/06/2020

  • Cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông: Sự thật và hư cấu

    Cuộc đối đầu quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông: Sự thật và hư cấu

    05:00, 17/06/2020

  • Càng ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc thiệt hại càng nhiều

    Càng ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc thiệt hại càng nhiều

    09:30, 16/06/2020

  • Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông

    Các nước cần đóng góp vào việc giữ gìn hòa bình và an ninh ở Biển Đông

    21:26, 11/06/2020

  • Loạt “bom tấn ngoại giao” dành cho Trung Quốc ở Biển Đông

    Loạt “bom tấn ngoại giao” dành cho Trung Quốc ở Biển Đông

    06:00, 08/06/2020

TRƯƠNG KHẮC TRÀ