Càng ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc thiệt hại càng nhiều

Diendandoanhnghiep.vn Cần nhiều biện pháp đấu tranh cả về kinh tế lẫn ngoại giao để Bắc Kinh hiểu ra rằng càng tiếp diễn hành vi ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiệt hại càng nhiều.

Mới đây, ngày 10/6, trong khi đang di chuyển cách đảo Linh Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 7 hải lý về phía nam, tàu cá QNg 96416 TS bị một tàu sắt mang số hiệu 4006 và một ca nô Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn, khiến 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá Việt Nam rơi xuống biển. Tàu bị nước tràn vào, có nguy cơ chìm, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao.

Các ngư dân trên tàu QNg 96416TS cập cảng trình báo sự việc - Ảnh: T.Trực/NLĐ

Các ngư dân trên tàu QNg 96416TS cập cảng trình báo sự việc - Ảnh: T.Trực/NLĐ

Một số người từ tàu Trung Quốc đã lên tàu cá Việt Nam bơm nước ra ngoài và đưa các ngư dân trở lại tàu. Trước khi rời đi, phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá điểm chỉ vào một số giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, lấy đi  lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị trên tàu QNg 96416 TS.

Đến ngày 12/6, tàu cá QNg 96416TS và toàn bộ ngư dân trên tàu đã về tới cửa Sa Kỳ, tỉnh Quảng Ngãi an toàn. Các ngư dân hiện cách ly tại Trung tâm Y tế Bình Sơn, Quảng Ngãi, theo quy định phòng chống Covid-19.

Dĩ nhiên, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh cùng ngày đã trao đổi với phía Trung Quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xác minh thông tin sự việc và thông báo kết quả cho Việt Nam để tiếp tục phối hợp giải quyết.

Có thể thấy, từ khóa “Trung Quốc đâm chìm tàu cá ngư dân” trên công cụ tìm kiếm Google nhanh chóng cho ra hàng triệu kết quả. Việc Trung Quốc tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, tại ngư trường truyền thống bao đời không hiếm và ngày càng gia tăng mức độ.

Nếu thử hỏi rằng: “Tàu ngư dân đi Hoàng Sa, thiệt hại do thiên tai và do Trung Quốc gây ra, cái nào nhiều hơn”? Câu trả lời sẽ do phía Trung Quốc nhiều hơn. Dù rằng, những năm gần đây, Trung Quốc bắt ngư dân mình đã không hành hung, đánh đập nữa, nhưng phá hoại tài sản thì không sao kể hết.

Liên quan đến vấn đề này, Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói: “Bản chất của Trung Quốc từ xưa đến nay là vậy, rất nhiều lần bất chấp luật pháp quốc tế, ưa dùng vũ lực. Dù tòa quốc tế có phán quyết hay không thì họ vẫn tiếp tục cư xử như vậy… Bắt đầu từ khi Trung Quốc vượt Nhật Bản về tổng lượng GDP vào năm 2010, khi đứng thứ 2 thế giới về kinh tế thì họ bắt đầu hung hăng và tần suất vi phạm luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông tăng lên rất nhiều”.

Nói thẳng ra, cái gọi là “Chiến thuật “vùng xám” đã được thể hiện rõ qua những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trong thời gian qua ở Biển Đông bao gồm: Thành lập 2 đơn vị hành chính cấp quận - huyện bất hợp pháp để kiểm soát Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam; tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam..v..v.

Cũng với “Chiến thuật vùng xám đó, Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để thâu tóm tài nguyên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực. Bắc Kinh cố thực hiện ý đồ này trong lúc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) với ASEAN, chà đạp lên luật pháp quốc tế.

Chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), nói rằng: “Chiến lược của Trung Quốc rất rõ ràng: Họ muốn dùng sự bắt nạt và đe dọa để từ từ đẩy các nước láng giềng ra khỏi Biển Đông, đồng thời thiết lập sự thống trị đối với vùng biển và không phận tại đây mà không gây chiến tranh”. 

Theo đó, vấn đề ở Biển Đông bây giờ không phải của riêng Việt Nam, mà là vấn đề quốc tế. Cốt lõi không phải là quân sự và năng lực quân đội không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang xảy ra ở Biển Đông.

Nói như ông Murray Hiebert - chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), thì Mỹ và các đồng minh cần triển khai nhiều biện pháp đấu tranh. Đó là đấu tranh cả về kinh tế lẫn ngoại giao để Bắc Kinh hiểu ra rằng càng tiếp diễn hành vi ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiệt hại càng nhiều.

Song song, Mỹ nên mời các nước châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc cùng tham gia nhằm tạo áp lực buộc Trung Quốc phải chấp hành luật pháp quốc tế. Liên kết càng nhiều nước thì rủi ro mất uy tín của Bắc Kinh càng cao.

Trong lúc chờ sự đồng thuận của quốc tế để chống lại Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, thì nhiều tàu cá vẫn phải ra khơi và ngư dân Việt Nam luôn có thể trở thành nạn nhân của thói ngang ngược từ các tàu Trung Quốc.

Sự ngang ngược của Trung Quốc ở góc độ nào đó không những không làm ngư dân sợ hãi mà còn càng hung đúc thêm ý chí quật cường, quyết tâm bám biển, giữ ngư trường mà bao đời nay cha ông ta đã khẳng định chủ quyền.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Càng ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc thiệt hại càng nhiều tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713604468 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713604468 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10