Ngay lúc này, có một cuộc “tấn công hội đồng” Trung Quốc!
Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi thế giới. Và có thể sẽ làm thay đổi cả những lập trường chính trị trên bình diện quốc tế trong thời gian tới.
Trước đó, một số nhà lãnh đạo phương tây “rất ấn tượng” với tầm nhìn và những bước chuyển mình mạnh mẽ của Trung Quốc. Giờ đây, cũng chính những người đó đã quay ra “to tiếng” để chỉ trích về việc Bắc Kinh che giấu, gây những thông tin sai lệch về đại dịch COVID-19.
Mặc dù Bắc Kinh đã quá quen với những cuộc giao tranh ngoại giao như vậy, nhưng dường như có điều gì đó đã thay đổi: Các quốc gia từng lên án Trung Quốc nhẹ nhàng, nay đã trở nên to tiếng hơn và hành động của họ táo bạo hơn. Họ rõ ràng đang tìm kiếm sức mạnh số đông trong việc phản ứng lại Trung Quốc.
Sự phối hợp này là rõ ràng nhất trong các phản ứng mạnh mẽ của họ đối với việc Trung Quốc áp dụng Luật An ninh Quốc gia gây tranh cãi, làm suy yếu quyền tự trị của Hồng Kông, một tình trạng được cho là được bảo đảm cho đến năm 2047 bởi một thỏa thuận pháp lý với Vương quốc Anh.
Hãy nhìn xem Five Eyes, một liên minh tình báo giữa Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand. Bốn trên năm thành viên của liên minh đã cùng đưa ra một tuyên bố chung, lên án Trung Quốc thông qua luật pháp và bảo vệ Hồng Kông như một "pháo đài tự do". Chỉ có New Zealand từ chối tuyên bố.
Vương quốc Anh đã xác nhận sẽ mở một con đường trở thành công dân của họ cho cư dân Hồng Kông với quyền có hộ chiếu ở nước ngoài của Anh, bao gồm khoảng 3 triệu người Hồng Kông. Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab cho biết ông đã nêu ra vấn đề "chia sẻ gánh nặng" với Five Eyes, nếu có một cuộc di cư hàng loạt từ thành phố này.
Và Úc cũng không tỏ ra kém cạnh, họ đã gia hạn thị thực cho người Hồng Kông ở nước này, đồng thời mở đường cho quyền công dân, trong khi Canada đang tìm cách để "thúc đẩy" di cư khỏi thành phố. Úc đã đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, cũng như Canada. Trong khi đó, Mỹ, Anh và New Zealand đều đang xem xét các hiệp ước của họ.
Các nước lên tiếng về việc “đình chỉ dẫn độ” đã khiến các quan chức ở Bắc Kinh khó chịu, những người đã thề sẽ “trả đũa” bằng các biện pháp đối phó. Họ đã cảnh báo các sinh viên Trung Quốc không đi du lịch tới Úc vì các cuộc tấn công phân biệt đối xử với người châu Á, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian nói với Anh "lùi lại khỏi bờ vực" và "nhận ra thực tế rằng Hồng Kông đã quay trở lại Trung Quốc".
Và chưa hết, đầu tháng này, một liên minh mới của các nhà lập pháp đã được thành lập từ 16 quốc gia và Liên minh châu Âu, được gọi là Liên minh Nghị viện về Trung Quốc(IPAC). Chức năng chính của nó là tổ chức “vạch trần” các hành động về Trung Quốc để các thành viên của mình quảng bá ở nước họ. Các thành viên của nó bao gồm các thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Bob Menendez, cũng như các nhà lập pháp từ Anh, Úc, Canada, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Cộng hòa Séc, Uganda và một số những người khác.
Một trong những chiến dịch hiện tại của IPAC là kêu gọi các nước thành viên từ bỏ các hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông để bảo vệ người dân khỏi chính quyền Trung Quốc. Một quốc gia khác kêu gọi các quốc gia thành viên cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho người Hồng Kông thông qua thị thực.
Yuka Kobayashi, một giáo sư trợ lý ngôn ngữ Trung Quốc và chính trị quốc tế tại SOAS, Đại học London, người cố vấn cho các chính phủ và tổ chức về Trung Quốc cho rằng, các quốc gia đang vượt ra khỏi tổ chức Liên Hợp Quốc, vượt ra khỏi biên giới để tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc và rất nhiều quốc gia trước đây “là bạn” với Trung Quốc giờ đây đã “bất chợt quay lưng”.
Mới đây nhất, một số quốc gia đã có hành động “loại bỏ” công ty công nghệ Trung Quốc Huawei ra khỏi cơ sở hạ tầng internet tốc độ cao 5G của họ như một ví dụ khác về sự thống nhất quốc tế này đối với Trung Quốc. Rõ ràng, đây là một thách thức nghiêm trọng với chính quyền Bắc Kinh.
Chỉ mới vừa hôm thứ ba, Vương quốc Anh đã tuyên bố loại bỏ gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei khỏi mạng 5G của họ, trong một chiến thắng lớn cho chính quyền Trump, nơi đã gây áp lực cho các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ phải làm điều như vậy trong nhiều tháng qua.
Mỹ, Úc và Nhật Bản đã ban hành lệnh cấm một cách triệt để hoặc lên kế hoạch loại bỏ các sản phẩm của Huawei khỏi cơ sở hạ tầng không dây tốc độ cao của họ. Mặc dù các quyết định này có thể không được đưa ra cùng nhau, nhất thiết, nhưng các quốc gia này đang theo dõi chặt chẽ các quyết định của nhau.
Có thể nói, với sự trỗi dậy phi thường của Trung Quốc trong những năm gần đây. Bắc Kinh sẵn sàng đóng vai trò lãnh đạo trong một số tổ chức tại các nền tảng của trật tự thế giới hiện nay.
Sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của đất nước này gắn bó chặt chẽ với toàn cầu hóa, do đó, việc tiếp cận Tổ chức Thương mại Thế giới WTO và tham gia G20 là những nền tảng quan trọng đối với Bắc Kinh. Việc ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cũng đã làm tăng thêm thông tin toàn cầu của Trung Quốc, đặc biệt là khi Mỹ đã rút ra.
Tuy nhiên, một số quyết định quan trọng của Bắc Kinh thời gian gần đây đã cho thấy hạn chế từ những cam kết của Trung Quôc đối với các chuẩn mực toàn cầu. Bắc Kinh đã đưa chính sách đối ngoại “chủ quan và xấu xí” trong những tháng gần đây khi thế giới vẫn đang phải tập trung vào việc khống chế đại dịch.
Cuộc đụng độ mới đây với Ấn Độ, sự bành trướng ở Biển Đông, cuộc tấn công mạng vào Mỹ và Úc… dường như đang làm xấu xí đi một hình ảnh Trung Quốc vốn dĩ chẳng “thiện lành” trên bình diện quốc tế. Và việc các nước quay lưng chỉ là một hệ quả tất yếu.
Có thể bạn quan tâm