Tròn hai năm kể từ khi Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại, thâm hụt thương mại của hai nước đã được thu hẹp, nhưng mối quan hệ giữa hai nước đang bế tắc khi các quan điểm ngày càng “ngược lối”.
Wang Yi, Ngoại trưởng Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ Mỹ-Trung đang "đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao" vào năm 1979.
Mục đích của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi khơi mào cuộc thương chiến “tổn nhân bất lợi kỷ” này là như thế nào? Theo các chuyên gia phân tích, mục đích của Trump rất đơn giản, chỉ là thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc và có vẻ giờ đây Trump đã toại nguyện.
Trung Quốc sẽ tiếp tục mua hàng hóa nông sản của Mỹ, điều này được coi là rất quan trọng đối với kế hoạch của Trump để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lại vào tháng 11. Tuy nhiên có đôi thứ đang khiến các mối quan hệ hai nước nằm trên bờ vực của sự sụp đổ.
Clark Jennings, cựu cố vấn thương mại của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama cho rằng, sẽ chẳng có bất kỳ lợi ích nào từ chiến lược của chính quyền Trump, kể cả đối với nền kinh tế nội địa Hoa Kỳ và vị thế của nước Mỹ trên sân khấu toàn cầu. Jennings cũng cho rằng, thay vì bị ảnh hưởng, Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế kể từ khi Mỹ áp mức thuế 25% cho 34 tỷ USD hàng hóa vào ngày 6 tháng 7 năm 2018.
Mới đây, trong một cuộc thăm dò từ Đại học Renmin, 62% các học giả Trung Quốc đang nghĩ rằng Mỹ sẽ đưa ra một “chương mới” trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, đó là cuộc “chiến tranh lạnh” thời đại 4.0. Đồng thời các quan chức ở Bắc Kinh đã tiên lượng rằng Trung Quốc có thể phải đối mặt với sự cô lập với của Mỹ bằng một “cuộc chiến tài chính” với những đồng đô la đầy sức mạnh.
Thuật ngữ chiến tranh lạnh, vốn dĩ được sử dụng thường xuyên ở Mỹ trong nhiều năm qua, giờ đã trở nên phổ biến hơn trong giới chính khách Trung Quốc trong những tháng gần đây khi quan hệ Trung-Mỹ xấu đi trông thấy.
Theo Ngoại trưởng Trung Quốc, mặc dù mối quan hệ Trung-Mỹ là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, nhưng hiện tại đang phải đối mặt với những thách thức “nghiêm trọng nhất” kể từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng, khi Mỹ tiến gần hơn đến cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11, thậm chí nhiều bất ổn còn nằm ở phía trước đối với mối quan hệ địa chính trị và kinh tế giữa hai cường quốc.
Triển vọng chính trị đang suy giảm của Donald Trump đang khiến Trung Quốc “mừng ra mặt” khi chờ đợi một cuộc lật đổ từ Joe Biden. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, về lâu dài, các vấn đề cơ bản có thể sẽ vẫn giữ nguyên, bất kể dưới đời của vị Tổng thống nào của Mỹ.
William Reinsch, chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), cho rằng, nếu Donald Trump tái đắc cử, lập trường của Washington với Bắc Kinh sẽ “trước sau như một”, Mỹ sẽ tiếp tục chỉ trích, đe dọa và thậm chí là áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc.
Hiện tại, Trung Quốc đã chọn mua hàng hóa của Mỹ, trong một nỗ lực ngăn chặn mọi thứ sụp đổ hoàn toàn. Tuy nhiên, về lâu dài, liệu Trung Quốc có thể chấp nhận mọi thứ áp đặt vô lý từ Donald Trump hay không? Chưa ai có thể biết được.
Có thể bạn quan tâm