Giá bất động sản Châu Á bất ngờ giảm "nóng"
Tại một số thị trường "nóng" tại châu Á, giá bất động sản đã chứng kiến sự sụt giảm nhẹ hoặc không tăng trong quý trước.
>>TP HCM hấp dẫn giới đầu tư bất động sản châu Á
Theo hãng tin Bloomberg, giá nhà bắt đầu giảm ở Sydney và Hồng Kông. Trong khi tại Singapore, giá nhà gần như không tăng trong quý 1 năm nay. Nguyên nhân là những người có ý định mua nhà thận trọng với môi trường lãi suất tăng và các trở ngại kinh tế, nên quyết định chưa vội xuống tiền.
Theo đó, giá nhà ở Sydney chậm lại do lo ngại rằng ngân hàng trung ương của đất nước sẽ sớm tăng lãi suất. Theo Bloomberg, giá nhà tại thị trường này sẽ giảm 1% vào năm 2022 và giảm thêm 9% trong năm tới.
Hãng tin Bloomberg cho biết, sự thay đổi đột ngột về giá nhà ở châu Á diễn ra sau đợt bùng nổ bất động sản toàn cầu vào năm ngoái. Thời điểm này, giá nhà ở Sydney (Australia) tăng 27%, nhà ở Singapore tăng mạnh nhất một thập kỷ, trong khi Hong Kong vẫn giữ danh hiệu là nơi đắt đỏ nhất thế giới.
Tuy nhiên, năm nay, giá nhà ở những nơi này có xu hướng chững lại và đi xuống. Theo đó, giá nhà ở Sydney chậm lại do lo ngại rằng ngân hàng trung ương của đất nước sẽ sớm tăng lãi suất. Nerida Conisbee, nhà kinh tế trưởng tại công ty bất động sản Ray White, cho biết: “Sydney là một thị trường đắt đỏ và người mua rất nhạy cảm với vấn đề tăng lãi suất. Điều này cũng dễ thấy trong các cuộc đấu giá khi sự cạnh tranh giữa người mua đã giảm xuống".
Theo Bloomberg, giá nhà tại thị trường này sẽ giảm 1% vào năm 2022 và giảm thêm 9% trong năm tới. Trong khi đó, các công ty bất động sản cho biết giá nhà ở Hong Kong đã giảm 7,3% kể từ đợt tăng giá kỷ lục vào tháng 8/2021.
Tại thị trường Trung Quốc, dịch COVID-19 và sự mạnh tay của chính phủ với những khoản nợ quá lớn của các nhà phát triển bất động sản gần đây đã tác động mạnh đến thị trường này đã khiến giá nhà tại các thành phố lớn như Thượng Hải đang có xu hướng giảm.
Riêng tại Singapore, vào tháng 3/2022, lượng mua nhà tại đảo quốc này giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm, trong khi giá nhà chỉ tăng 0,4% trong quý đầu năm nay.
Theo đó, lo ngại về khả năng chi trả đã khiến Singapore áp đặt các biện pháp hạn chế đối với bất động sản, trong khi rủi ro lạm phát đang buộc các ngân hàng trung ương phải cân nhắc tăng lãi suất, khiến người mua nhà khó trả nợ hơn.
Trước đó, vào thời điểm này năm ngoái, giá nhà ở Sydney (Australia) tăng 27%, nhà ở Singapore tăng mạnh nhất một thập kỷ, trong khi Hong Kong vẫn giữ danh hiệu là nơi đắt đỏ nhất thế giới.
>>Kinh tế suy thoái khiến bất động sản Châu Á "chao đảo"?
“Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các chính phủ trong khu vực trở nên cảnh giác hơn với việc giá tài sản tăng cao, trong khi đại dịch cũng làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo”, bà Victoria Garrett, phụ trách mảng bất động sản khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Knight Frank cho biết.
Theo bà Garrett, dự kiến giá nhà ở khu vực này sẽ tăng chậm hơn vào năm 2022, trong khoảng 3% đến 5%, giảm so với mức 9,1% của năm ngoái. Mặc dù vậy, nhu cầu ở một số thị trường có thể tăng lên, một phần là do tình trạng thiếu nguồn cung nhà ở khó có thể dịu lại trong 12 tháng tới. Với lộ trình nâng lãi suất vẫn ở giai đoạn đầu và người mua theo đó vẫn có cơ hội tận dụng lãi suất ở mức thuận lợi.
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn dự báo thị trường bất động sản châu Á sẽ bứt tốc hơn nữa và sẽ là một năm đạt được nhiều kỷ lục trong năm 2022. Cụ thể, theo bà Regina Lim, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường vốn châu Á - Thái Bình Dương JLL, với lượng vốn và nhu cầu ngày càng mở rộng, dự đoán các khoản đầu tư vào thị trường bất động sản châu Á.
Ngoài ra, khu vực châu Á còn được đánh giá là vẫn có lợi thế khi phương Tây thắt chặt tiền tệ do lạm phát, bởi đã có nguồn dự trữ tiền tệ tích lũy đáng kể. Kết hợp với các chiến dịch tiêm chủng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn đặc hữu của dịch bệnh, thị trường bất động sản châu Á sẽ có nhiều cơ hội để phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022 khi Trung Quốc vẫn sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, trong khi đó Đông Nam Á sẽ là khu vực được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu thời kỳ hậu đại dịch.
Có thể bạn quan tâm