Quan hệ ASEAN- Mỹ (Kỳ I): "Nhất tiễn trúng song điêu"

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 11/05/2022 05:20

Tương lai của các cường quốc giàu tham vọng đều gắn liền với Châu Á - Thái Bình Dương. Với Mỹ, điều đó còn quan trọng hơn.

ASEAN sẽ là trung tâm cạnh tranh Trung - Mỹ trong thế kỷ 21

ASEAN đóng vai trò rất quan trọng với Mỹ và Trung Quốc

>>Việt Nam trong “bàn cờ” ASEAN

ASEAN và Mỹ sắp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Một hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt sẽ diễn ra tại thủ đô Washington D.C từ ngày 12 và 13/5. Tổng thống Joe Biden và 10 nguyên thủ quốc gia đến từ Đông Nam Á sẽ thảo luận những vấn đề mang tính sống còn, như Tình hình chính trị tại Myanmar; Hợp tác an ninh hàng hải; Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương...

Người Mỹ từng sa lầy vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, để lại mức độ tổn hại vật chất lẫn giá trị “mềm” nghiêm trọng nhất trong lịch sử tham chiến ngoài lãnh thổ của cường quốc này.

Nhưng chỉ 2 năm sau khi Việt Nam giành chiến thắng, thống nhất đất nước, Washington đã thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN (1977). Điều đó cho thấy tầm nhìn chiến lược của các nhà hoạch định tương lai ở xứ cờ hoa. Thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á - Thái Bình Dương, nhưng sự tăng trưởng, phát triển, nâng tầm địa chính trị không phải diễn ra trên toàn bộ châu lục này!

Khu vực Đông Nam Á, với rất nhiều nền kinh tế mới nổi, tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, chính sách thông thoáng, dư địa tăng trưởng rất rộng mở, có mối quan hệ “đặc biệt” với Trung Quốc,…mới là không gian đóng vai trò trung tâm của Châu Á.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Mỹ trong hai ngày 12-13.5.2022 tại thủ đô Washington D.C, Mỹ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Mỹ trong hai ngày 12-13/5/2022 tại thủ đô Washington D.C, Mỹ.

Mỹ không còn ưu tiên thắt chặt quan hệ với Trung Đông mà tập trung hướng vế châu Á, nơi có rất nhiều đồng minh thân cận sẵn sàng hỗ trợ; cũng như tìm cách tiếp cận với Đông Nam Á để gia tăng hiện diện ở khu vực tiềm năng nhất thế giới.

Như một nguyên tắc bất thành văn, cường quốc là quốc gia luôn có mặt và mang tiếng nói quyết định ở mọi điểm nóng xảy ra trên toàn cầu. Đặc biệt ở những khu vực có tầm ảnh hưởng bao trùm, bên nào nắm quyền cán thì bên đó có cơ hội đạt được nhiều lợi ích.

Một trong những vấn đề hóc búa nhất của nước Mỹ trong thế kỷ này là giữ vững vị thế cường quốc số 1 thế giới. Nếu như nửa sau thế kỷ trước Mỹ dễ dàng “bẻ gãy” Nhật Bản trên đà tiệm cận ngai vàng thì từ đầu thế kỷ 20 đến nay, Trung Quốc - đối thủ giàu tiềm lực kinh tế, lại túc trí đa mưu, có thể đủ sức thay Mỹ cầm trịch cuộc chơi!

Tầm ảnh hưởng của cường quốc châu Á không thể xem thường, là chủ nợ rất lớn, rải rác trên nhiều châu lục. Washington nhận thấy rõ ràng mối nguy bị đánh bật ra khỏi vùng trọng tâm lợi ích.

Tương lai của các cường quốc giàu tham vọng đều gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương. Với Mỹ, điều đó còn quan trọng hơn, vì Đông Nam Á là cửa ngõ ra biển lớn của Trung Quốc, nhưng nếu không kiểm soát được Biển Đông, sức mạnh Trung Quốc giảm đi đáng kể.

Cạnh tranh Trung - Mỹ ngày một gay gắt ở châu Á - Thái Bình Dương

Cạnh tranh Trung - Mỹ ngày một gay gắt ở châu Á - Thái Bình Dương

Trung Quốc dính vào “lời nguyền địa lý”, lãnh thổ rộng lớn nhưng không dễ cho người Hán thiết lập quyền thống trị lâu dài. Vùng Tây Bắc là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc có gen đối kháng với người Hán, luôn chờ cơ hội tràn về vùng Đông Bắc, nơi có đồng bằng Hoàng Hà, Trường Giang màu mỡ, thuận lợi.

Đây cũng chính là lý do nhà Minh xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn Hung Nô, Mọi rợ, tứ di - theo cách gọi của người Hán. Trung Quốc tiến ra thế giới theo con đường về phía Tây Bắc là không khả thi, vì đồi núi hiểm trở, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng đắt gấp nhiều lần.

Cũng chính vì vậy, từ xưa đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ hết tham vọng mở mang bờ cõi về phía Nam. Bây giờ, nếu thống nhất Đài Loan, điều khiển được ASEAN thì không ai có thể cản Trung Quốc vươn ra Thái Bình Dương, thoát vòng vây của Mỹ.

Với Mỹ, thắt chặt quan hệ với Đông Nam Á là “nhất tiễn trúng song điêu”, một mặt để không bị chậm chân trong tranh giành ảnh hưởng cục bộ; mặt khác có thể chế ngự từ xa Trung Quốc.

Quan hệ Mỹ - ASEAN sẽ phát triển rất mạnh, do tương thích về quan điểm lợi ích, an ninh, quốc phòng kể từ khi Bắc Kinh hung hãn trên biển Đông khiến ASEAN bất an.

Nhưng nhiều chuyên gia dự báo rằng, ASEAN và Biển Đông sẽ là chiến địa ác liệt, một mất một còn giữa các cường quốc, nơi có thể phân định ngôi vị bá chủ về tay ai trong thế kỷ 21.

Còn tiếp…

Có thể bạn quan tâm

  • Trao đổi kinh nghiệm phục hồi kinh tế giữa các nước ASEAN

    Trao đổi kinh nghiệm phục hồi kinh tế giữa các nước ASEAN

    04:50, 09/04/2022

  • Doanh nghiệp Ấn Độ tìm cơ hội tăng trưởng ở thị trường ASEAN

    Doanh nghiệp Ấn Độ tìm cơ hội tăng trưởng ở thị trường ASEAN

    03:00, 29/03/2022

  • ASEAN có thể yên bình hợp tác với Quad?

    ASEAN có thể yên bình hợp tác với Quad?

    05:40, 23/11/2021

  • ASEAN - Trung Quốc: Cùng nhau giữ vững hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

    ASEAN - Trung Quốc: Cùng nhau giữ vững hòa bình, ổn định hợp tác phát triển

    14:37, 22/11/2021

  • Hợp tác trong ASEAN là chìa khóa để phục hồi thành công và bền vững

    Hợp tác trong ASEAN là chìa khóa để phục hồi thành công và bền vững

    11:50, 30/11/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ