Nâng tầm quan hệ Việt - Mỹ (Kỳ II): Cần thực chất và hiệu quả hơn
Thắt chặt quan hệ với Việt Nam nói riêng và ASEAN nói chung là vấn đề sống còn đối với vị thế nước Mỹ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN-Mỹ từ ngày 12-13/5/2022 tại thủ đô Washington D.C, Mỹ.
>> Nhiều kỳ vọng mới trong hợp tác thương mại Việt - Mỹ
Tiềm năng chưa khai phá
Quy mô hợp tác kinh tế Việt- Mỹ tăng 250 lần kể từ khi bình thường hóa quan hệ, từ 450 triệu USD năm 1995 lên 111 tỷ USD năm 2021. Hầu hết các tập đoàn lớn của Mỹ như Exxon Mobil, Walmart, Intel… đã có mặt ở Việt Nam.
Nhưng con số đầu tư 10,3 tỷ USD của Mỹ, xếp thứ 11 trong 141 quốc gia có đầu tư ở Việt Nam thực sự chưa tương xứng với tiềm lực nền kinh tế lớn nhất toàn cầu và khả năng hấp thụ vốn FDI của Việt Nam.
Từ nay đến 2030, Việt Nam cần 25- 50 tỷ USD để hoàn thành mạng lưới cao tốc dài 5.000km. Chính phủ Việt Nam lựa chọn phương thức đầu tư PPP, nghĩa là có cơ hội cho vốn Mỹ.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết sẽ giảm 30% lượng phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Trong khi đó, Mỹ có nhiều thế mạnh về năng lượng tái tạo.
Ngoài ra, để tương thích với phương thức kinh tế mới, Việt Nam cần chuẩn bị hạ tầng số. Đây là lĩnh vực mà Mỹ giàu kinh nghiệm và nguồn lực.
>> Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ từ chân thành, lòng tin, trách nhiệm
Cần FTA thế hệ mới
Cả ba lĩnh vực trên đều thuộc khung khổ hứa hẹn của Mỹ với ASEAN. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ tại Washington lần này sẽ có cam kết cụ thể. Dĩ nhiên, ASEAN có nhiều đối tác, nước nào chuẩn bị tốt hơn sẽ rộng mở khả năng bứt phá.
Nhiều chuyên gia cho rằng hai bên cần xúc tiến FTA thế hệ mới để doanh nghiệp Mỹ có thể hưởng mức thuế ưu đãi. Hiện Mỹ chưa tham gia CPTPP, quan hệ thương mại song phương chỉ là hiệp định BTA, kiểu cũ.
Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam hiện nay chưa hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ- nếu muốn đến sản xuất và bán hàng tại thị trường 100 triệu dân. Theo bà Virginia Foote, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Bay Global Strategies, nguyên nhân là do Việt Nam ưa thích xuất khẩu hơn là nhập khẩu đầu tư và dịch vụ từ Mỹ. Đây là bài toán về bất cân đối cán cân thương mại hai bên.
Cụ thể, Việt Nam vẫn thực hiện giới hạn sở hữu một số lĩnh vực với nhà đầu tư nước ngoài, hơi hướng bảo hộ thị trường nội địa. Hệ lụy là tự hạ tiêu chuẩn và chặn nguồn đầu tư vào các công nghệ cao cấp hơn.
Ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC), cho rằng những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như thủy hải sản, tiêu dùng… hoàn toàn có lợi thế xuất khẩu vào Mỹ. Đặc biệt, lĩnh vực thương mại dịch vụ, trong đó những dịch vụ về nền kinh tế số của Việt Nam rất tiềm năng, có thể xuất khẩu đi thế giới và sang Mỹ. Cả hai chính phủ đều đang cố gắng thúc đẩy để hai bên khai thác các tiềm năng, dư địa rất lớn trong lĩnh vực này.
Có thể bạn quan tâm
Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Phần 2): Chưa xứng với kỳ vọng!
20:48, 12/05/2022
Quan hệ Mỹ - ASEAN (Kỳ cuối): Nhân tố Trung Quốc
18:54, 12/05/2022
Nhiều kỳ vọng mới trong hợp tác thương mại Việt - Mỹ
15:13, 12/05/2022
Quan hệ ASEAN - Mỹ (Kỳ II): Nhiều thách thức cần vượt qua
05:00, 12/05/2022
Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên
04:30, 12/05/2022
Nâng tầm quan hệ Việt- Mỹ (Kỳ I): Mở ra trang sử mới
11:45, 11/05/2022