Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Phần 2): Chưa xứng với kỳ vọng!

NGUYỄN CHUẨN 13/05/2022 05:00

Không ngạc nhiên khi quan hệ kinh doanh và thương mại Việt - Mỹ ngày càng phát triển. Nhưng, rõ ràng vẫn chưa xứng với tiềm năng của hai nước.

>>Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên

Tiếp nối làn sóng đầu tư

Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp lớn của Mỹ đã tiếp nối làn sóng đầu tư vào Việt Nam, theo dấu chân của những người đi trước, thể hiện cam kết của họ với Việt Nam.

Một nhà máy của Tập đoàn Cargill tại Việt Nam.

Một nhà máy của Tập đoàn Cargill tại Việt Nam.

Tập đoàn Cargill, một tập đoàn toàn cầu về thức ăn chăn nuôi của Mỹ đã điều hành 12 nhà máy sử dụng khoảng 1.600 nhân viên trên khắp Việt Nam. Trong khi tập đoàn Universal Alloy Corporation (UAC) có trụ sở tại Mỹ, chuyên sản xuất các thiết bị điện tử cho máy bay do Boeing và Airbus chế tạo, đã đầu tư 170 triệu USD vào Khu Công nghệ cao Đà Nẵng. Công ty có kế hoạch mở rộng hơn nữa trong những năm tới.

Tương tự, những “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ như Apple, Qualcomm, Nike, Morgan Stanley, ACORN International, General Dynamics, Hue Capital LLC, Intel, Lockheed Martin International, Google và USTelecom vẫn đang duy trì và phát triển các động thái đầu tư tại đây.

Về mặt thương mại, năm 2021, Mỹ nhập khẩu điện thoại thông minh và phụ kiện từ Việt Nam trị giá khoảng 96,2 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ cũng là thị trường nhập khẩu máy vi tính và sản phẩm điện tử lớn nhất của Việt Nam với trị giá 12,7 tỷ USD. Ngoài ra, Mỹ còn nhập khẩu máy móc thiết bị và dẫn đầu về nhập khẩu hàng may mặc từ Việt Nam với 16,1 tỷ USD.

Trung tâm nghiên cứu R&D của Qualcomm tại Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu R&D của Qualcomm tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào số tiền khổng lồ mà các doanh nghiệp đa quốc gia của Mỹ đã và đang đầu tư vào các quốc gia, người ta có thể thấy, con số hơn 10 tỷ USD mà Mỹ đang đầu tư vào Việt Nam còn khá khiêm tốn so với tiềm năng của hai nước.

Top 5 các nước nhận đầu tư từ các tập đoàn lớn của Mỹ có thể kể ra như: Vương quốc Anh (890,1 tỷ USD), tiếp theo là Hà Lan (844,0 tỷ USD) và Luxembourg (759,4 tỷ USD). Sau đó là Canada (422,2 tỷ USD) và Ireland (390,3 tỷ USD). Thậm chí các quốc gia châu Á láng giềng của Việt Nam như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản hay là Singapore cũng đang được đầu tư đến hàng trăm tỷ USD.

>>Nhiều kỳ vọng mới trong hợp tác thương mại Việt - Mỹ

>>Quan hệ Việt - Mỹ phát triển mạnh mẽ từ chân thành, lòng tin, trách nhiệm

Tương lai sẽ ra sao?

Trên thực tế, chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời chính quyền Barack Obama tập trung vào việc thiết lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định đã sẵn sàng trở thành hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới và bao phủ 40% nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam được cho là sẽ được hưởng lợi rất nhiều với xuất khẩu sẵn sàng tăng 15% theo TPP.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Ảnh: VGP

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump sau đó đã rút ra khỏi hiệp định, thay vào đó vào ngày 8/3/2019, các nước còn lại đã ký Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà không có Mỹ.

Ngay cả thời điểm hiện tại của chính quyền Tổng thống Joe Biden, người ta cũng nhận thấy sự thờ ơ của nước Mỹ với các hiệp định thương mại và thương mại tự do với châu Á. Mặc dù vậy, việc Việt Nam nằm trong “Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” của chính quyền Biden, cho thấy Việt Nam là một đối tác quan trọng của Mỹ. Mối quan hệ chiến lược của cả hai nước vẫn đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, các nhà phân tích vẫn kỳ vọng vào một FTA Việt - Mỹ trong tương lai gần.

Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, mối quan hệ kinh tế tổng thể giữa Mỹ và Việt Nam dường như đang vận động cùng chiều với mối quan hệ chiến lược đi lên. Đó có thể được coi là kết quả của hàng chục năm làm việc chăm chỉ và kiên trì từ cả hai phía.

Trong tương lai, Mỹ nhiều khả năng sẽ tiếp tục cách tiếp cận đối đầu của cựu Tổng thống Trump đối với Trung Quốc, để chống lại ảnh hưởng kinh tế toàn cầu của nước này. Với hầu hết các mức thuế mà Mỹ áp đặt đối với các sản phẩm của Trung Quốc vẫn được giữ nguyên, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ buộc phải tìm kiếm các địa điểm khác để chuyển địa điểm sản xuất của họ. Và đó sẽ là một cơ hội cho Việt Nam trong thu hút đầu tư của giới doanh nghiệp nước Mỹ.

Mặc dù vậy, vẫn còn đó những thách thức đối với đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam, bao gồm nhiều rào cản trong thủ tục, lỗ hổng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ, thiếu lao động nghề có tay nghề cao, những trở ngại đối với đầu tư vào cơ sở hạ tầng và một vài thứ khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên

    Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Kỳ 1): Những chỉ dấu đầu tiên

    04:30, 12/05/2022

  • Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

    Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Mỹ

    04:00, 12/02/2022

  • Doanh nghiệp Mỹ đặt mua 100 xe điện VinFast tại CES 2022

    Doanh nghiệp Mỹ đặt mua 100 xe điện VinFast tại CES 2022

    17:50, 08/01/2022

  • Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Mỹ

    Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Mỹ

    03:30, 27/11/2021

  • Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi viện trợ vaccine COVID-19 cho Việt Nam

    Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi viện trợ vaccine COVID-19 cho Việt Nam

    18:44, 14/08/2021

  • Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Chính phủ không áp thuế lên hàng xuất khẩu Việt Nam

    Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Chính phủ không áp thuế lên hàng xuất khẩu Việt Nam

    04:30, 15/01/2021

  • Doanh nghiệp Mỹ đổ vốn vào lĩnh vực điện khí tại Việt Nam

    Doanh nghiệp Mỹ đổ vốn vào lĩnh vực điện khí tại Việt Nam

    09:02, 13/10/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam (Phần 2): Chưa xứng với kỳ vọng!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO