“Cú sốc” cấm vận dầu mỏ Nga

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/06/2022 12:06

Việc Liên minh Châu Âu (EU) cấm vận dầu mỏ Nga có thể sẽ khiến các quốc gia Châu Âu thiếu hụt nguồn cung, đồng thời đẩy giá dầu tăng cao hơn.

>> Nga "né" lệnh trừng phạt dầu mỏ của EU như thế nào?

EU vừa đạt được thỏa thuận ngừng nhập khẩu 2/3 lượng dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga.

 EU vừa quyết định cấm nhập khẩu 2/3 lượng dầu bằng đường biển từ Nga. Ảnh: Reuters

EU vừa quyết định cấm nhập khẩu 2/3 lượng dầu bằng đường biển từ Nga. Ảnh: Reuters

Toan tính của EU

Lệnh cấm vận dầu mỏ cho phép các quốc gia thành viên EU mua dầu từ Nga bằng đường biển, nhưng bao gồm hai “nút mở”, đó là miễn trừ Hungary và vận chuyển bằng đường ống Druzhba khổng lồ nối đến Đức và Ba Lan.

Như vậy, khoảng 2/3 trong tổng khối lượng dầu nhập từ Nga bị EU cắt bỏ, tương đương 1,6 triệu thùng/ngày. Không dừng lại ở đó, EU còn muốn 6 tháng sau sẽ cắt đứt hoàn toàn nhập khẩu dầu từ Nga và và 8 tháng tới là thời hạn cuối cùng để ngừng nhập khẩu các sản phẩm từ dầu. Động thái này cho thấy quyết tâm của EU trong ba vấn đề:

Thứ nhất, cắt đứt nguồn thu nhập chủ đạo của Nga- nguồn lực giúp Nga duy trì chiến sự ở Ukraine. Đây là cú đánh có sức sát thương lớn nhất vào điểm yếu của nền kinh tế Nga. Châu Âu hy vọng lịch sử thập niên 70 có thể lặp lại, khi đó Mỹ kéo hạ giá dầu để trả đũa Liên Xô mang quân đến Syria.

Thứ hai, giảm phụ thuộc năng lượng Nga là toan tính dài hơi của EU nhằm thoát khỏi ảnh hưởng địa chính trị, ngăn chặn “tham vọng cường quốc” của Nga.

Thứ ba, chỉ khi lĩnh vực kinh tế năng lượng sụp đổ thì kinh tế Nga mới thực sự suy yếu, gây ra khủng hoảng nội bộ, thiếu ngoại tệ cho giao dịch quốc tế, dẫn đến vỡ nợ. Lúc đó, EU thúc ép Putin rút quân khỏi Ukraine.

>> EU cấm vận dầu mỏ, Nga sẽ chấm dứt chiến sự ở Ukraine?

Thiệt đơn, thiệt kép

Tại Hội nghị dầu khí toàn cầu mới kết thúc ở Seoul (Hàn Quốc), cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki Moon phát biểu “cấm dầu Nga sẽ gây ra thiệt hại lớn nhưng không thể không làm”.

Quả thật vậy! Chỉ vài giờ sau khi các biện pháp mới của EU được công bố, giá dầu giao dịch trên 123 USD/thùng, mức cao nhất trong hai tháng và tăng 75% so với một năm trước. Anh, quốc gia ngoài EU đã hứng chịu giá xăng “lịch sử” 2,17 USD/lít.

“Cơn bão” lạm phát kèm suy thoái ở Châu Âu sẽ ngày càng trầm trọng. EU quay sang thuyết phục OPEC thay thế nguồn cung. Có nghĩa là bài toán năng lượng toàn khối EU chưa hề được giải quyết. Vấn đề chỉ là mua của bên nào mà thôi!

Thay đổi dòng chảy năng lượng theo hướng tiêu cực như hiện nay sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng lạm phát toàn cầu, làm tồi tệ thêm khủng hoảng lương thực.

Từ khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, EU thanh toán cho Nga khoảng 28 tỷ USD mua dầu thô, khoảng 320 triệu USD mỗi ngày. Khi lệnh cấm nói trên có hiệu lực, Nga sẽ mất đi 2/3 số tiền này.

Tuy nhiên, vấn đề của Nga không quá nghiêm trọng, mất khách hàng chiến lược nhưng giá dầu tăng từ đầu năm đã bổ sung thêm 800 tỷ Rúp vào ngân sách quốc gia.

Đặc biệt, Nga sẵn sàng bán dầu cho Trung Quốc, Ấn Độ… với giá rẻ hơn 34 USD/thùng để duy trì sản lượng khai thác. Do đó, Nga vẫn có khả năng bù đắp nguồn thu khi EU cấm vận nhập khẩu dầu.

Có thể bạn quan tâm

  • Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu

    Xung đột Nga - Ukraine đang định hình lại thị trường dầu mỏ toàn cầu

    02:21, 31/05/2022

  • Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga

    Thế khó của EU khi cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga

    14:21, 04/05/2022

  • “Gót chân Asin” của dầu mỏ

    “Gót chân Asin” của dầu mỏ

    08:00, 09/04/2022

  • Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    Vai trò dầu mỏ với chiến sự Nga - Ukraine

    05:12, 23/03/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ