Nước Nga bị cô lập, quốc gia nào đang hưởng lợi?
Với các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Nga gần như đã bị cô lập hoàn toàn khi còn rất ít mối liên hệ hợp pháp với thế giới bên ngoài.
>>Kaliningrad - điểm nóng mới gây "đau đầu” Putin
Một loạt biến động sâu sắc về quân sự, chính trị, kinh tế ở châu Âu đồng thời đã lột tả hình ảnh nước Nga dưới triều đại Putin thiếu kiên nhẫn, đầy ắp vũ lực và có phần mộng mị về quá khứ lẫn hiện tại.
Ý chí “hùng cường” đạt đến cực điểm đã hối thúc giới tinh hoa chính trị Nga hành động vội vã, bất chấp công ước, luật pháp quốc tế khi thực hiện chiến sự ở Ukraine. Giờ đây, Moscow chẳng ngần ngại thẳng tay với những quốc gia phản đối chiến tranh bằng lời lẽ mạnh nhất có thể.
Lấy quốc gia nhỏ bé Lithuana làm điển hình, quốc gia này cấm vận một số danh mục hàng hóa Nga quá cảnh sang lãnh thổ của họ đến Kaliningrad - tuân theo gói cấm vận thứ 6 của Liên minh châu Âu (EU).
Moscow nổi đình nổi đóa đe dọa Lithuana! Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: “Lithuania nên hiểu điều quan trọng nhất rằng, khi nước Nga quyết định lập trường đối với đối phương và coi đó là hành vi thù địch, thì sẽ không có thời gian để nói chuyện”. Nói là làm, Nga ngay lập tức điều siêu tàu sân bay Kuznetsov hỗ trợ hạm đội Baltic tập trận!
Thực tế là, giao thông đường bộ giữa Nga và Kaliningard không bị phong tỏa hoàn toàn. Người và những hàng hóa không có trong lệnh cấm vẫn được tiếp tục di chuyển. Kazakhstan, quốc gia chịu ảnh hưởng của Nga, vẫn phong tỏa 1.700 toa tàu chở than của Nga đang nằm trong lãnh thổ của họ.
Phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực khiến Nga bị thù địch tứ phía, đẩy láng giềng ngả về NATO và EU, vì tất cả đều hiểu rằng, ở châu Âu chỉ có hai tổ chức này mới có thể “nói chuyện” sòng phẳng với Nga, bằng mọi nhẽ.
Ngày 23/6, toàn bộ thành viên EU chính thức trao cho Ukraine và Moldova tư cách ứng cử viên được xem xét gia nhập, Georgia đang tiếp bước. Tổng thống Zelensky xem đây là khoảnh khắc độc nhất vô nhị. Bởi quá trình đàm phán gia nhập EU có thể mất hàng chục năm.
Về phương diện quân sự, Phần Lan và Thụy Điển mong muốn gia nhập NATO, rào cản duy nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, có thỏa thuận lợi ích với Nga để ngăn chặn hai quốc gia Baltic. Bản thân châu Âu cũng lập ra chiến lược “La bàn”, lên khung khổ cho quân đội chung.
Như vậy về không gia địa lý, tất cả các quốc gia tiếp giáp Nga, ngoại trừ Belarus, Mông Cổ và Trung Quốc chưa bày tỏ thái độ. Còn lại đồng loạt đứng về phe phương Tây.
Với các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây, Nga còn rất ít mối liên hệ hợp pháp với thế giới bên ngoài. Thứ duy nhất Nga còn có thể đem ra mặc cả giao dịch là dầu thô và khí đốt, giúp neo giá đồng ruble, giữ chân bạn hàng chiến lược.
Bất kể cuộc chiến Ukraine phân định thế nào, nguy cơ nước Nga bị cô lập toàn diện đã bắt đầu rõ nét hơn. Ông Putin chỉ còn một sự lựa chọn duy nhất, đó là đưa nước Nga lên vị trí số 1, có quyền thiết lập luật chơi buộc phần còn lại tuân theo - như cách Mỹ đã làm từ sau thế chiến thứ hai đến nay.
Con đường này thất sự chông gai, bởi Nga kém Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về kinh tế, công nghệ cốt lõi. Trong khi đó, vũ khí vật chất không phải là điều kiện tiên quyết giúp một quốc gia vươn lên hàng thống trị thế giới.
Đơn cử, ngành công nghiệp năng lượng Nga chật vật tìm khách hàng khi EU “lắc đầu”, buộc bán “chui” dầu thô cho Trung Quốc, Ấn Độ với giá rất rẻ so với thị trường quốc tế. Tiềm lực quốc phòng Nga chắc chắn sa sút sau cuộc chiến với Ukraine.
Putin càng cố gắng đối đầu phương Tây bao nhiêu thì càng làm lợi cho Bắc Kinh bấy nhiêu. Khả năng trỗi dậy cạnh tranh 1 trong 2 vị trí lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc đang được hỗ trợ tối đa từ cuộc chiến Nga - Ukraine. Như vậy, kẻ mạnh nhất hậu chiến sự Nga- Ukraine chính là cường quốc châu Á, chứ không phải Mỹ, châu Âu và Nga.
Nhờ nguồn dầu thô vô tận “chảy ngược” từ Nga và sức ép lạm phát từ Mỹ, cường quốc châu Á chống suy thoái rất hiệu quả. Tổng thống Joe Biden đang xem xét gỡ bỏ thuế quan với hàng hóa Trung Quốc. Nguyên nhân sâu xa không gì ngoài xung đột khiến giá dầu tăng dẫn đến lạm phát Mỹ ngày càng trầm trọng.
Hai thập kỷ lãnh đạo đất nước giàu tài nguyên chiến lược nhất hành tinh nhưng Putin không giúp kinh tế Nga lọt vào top đầu. Đa phần nguồn lợi từ xuất khẩu dầu thô, khí đốt của Nga phục vụ mục đích bá cường, rơi vào những cuộc chiến nhạt nhẽo.
Quan sát nước Nga hiện tại, đo đếm suy nghĩ của Putin lại nhớ đến kiệt tác “Chiến tranh và Hòa bình” của Lev Tolstoi, ở đó đại văn hào Nga đã sử dụng bối cảnh chiến tranh để tìm thấy nguồn gốc của hòa bình.
Đó là sự tham lam, thiên tính ích kỷ đấu tranh với thiện tính của con người được hình tượng hóa qua những nhân vật đại diện: Andrey hạnh phúc và Pierre gian nan, đau khổ; Helene chạy theo vật chất, sống ích kỷ, vô luân, trái ngược với Natasha trong sáng và giàu lòng trắc ẩn, nhân hậu của dân tộc Nga.
Có thể bạn quan tâm
Kaliningrad - điểm nóng mới gây "đau đầu” Putin
05:12, 24/06/2022
Cuộc chiến Ukraine "hé lộ" tham vọng lớn của Putin!
05:15, 23/06/2022
Putin đưa ra thông điệp gì tại Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng?
04:30, 10/05/2022
Chiến sự Ukraine giằng co, Putin sẽ chơi tất tay?
11:20, 04/05/2022
Mỹ bất ngờ thay đổi chiến lược đối phó Putin
11:02, 28/04/2022
Putin đang tính toán gì ở Donbass?
05:20, 27/04/2022
Putin và Zelensky sẽ đàm phán kết thúc chiến sự?
05:20, 25/04/2022
Putin ém quân ở Donbass, NATO vội vã tiếp sức
11:39, 19/04/2022